Donald Trump - Joe Biden
HAI THÁI CỰC
ĐỐI LẬP VỀ CHÍNH SÁCH

Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden có quan điểm rất khác nhau về thế giới và cách thức rất khác biệt nhằm giải quyết những vấn đề lớn mà nước Mỹ đang đối mặt.

Dưới đây là so sánh quan điểm và các đề xuất của họ trong 7 vấn đề lớn.

Dân Trí Interactive

KINH TẾ

Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục triệu người Mỹ mất việc làm, chấm dứt sự phục hồi kinh tế dài nhất của Mỹ và làm suy yếu một thành tích chủ chốt của Tổng thống Trump trong nỗ lực tái tranh cử.
  • Hối thúc các bang tái mở cửa nhanh nhất có thể, dù số ca mắc vẫn đang tăng nhanh.

    Mở cửa kinh tế

    Thận trọng với việc tái mở cửa nếu không tăng cường xét nghiệm.

  • Hỗ trợ một lần

    Đã ký luật chi hàng nghìn tỷ USD để thúc đẩy kinh tế thông qua sự hỗ trợ một lần cho các doanh nghiệp, cá nhân và chính quyền địa phương.

    Ủng hộ các biện pháp kích tiếp theo, trong đó có giảm thuế quỹ lương.

    Đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo

    Chi hàng nghìn tỷ USD

    Đề xuất chi hàng tỷ USD để tạo việc nhiều làm mới.

    Muốn Washington hỗ trợ các bang nhiều hơn trong việc chi trả hỗ trợ thất nghiệp.

  • Không tăng thuế

    Ủng hộ cắt giảm thuế để thúc đẩy nền kinh tế.

    Ủng hộ cắt giảm thuế để thúc đẩy nền kinh tế.

    Thuế và lương

    Tăng lương tối thiểu

    Tăng thuế với người thu nhập cao.

    Ủng hộ tăng lương tối thiểu quốc gia từ mức 7,25 USD/giờ lên 15 USD/giờ.

  • Thúc đẩy sản xuất nội địa

    Thúc đẩy sản xuất nội địa, khuyến khích các công ty Mỹ không sử dụng nguồn lực bên ngoài.

    Thương mại

    Thúc đẩy sản xuất nội địa

    Đề xuất kế hoạch sản xuất tại Mỹ, cam kết chi 700 tỷ USD cho các sản phẩm sản xuất và nghiên cứu công nghiệp tại Mỹ để tạo việc làm cho ít nhất 5 triệu người.

  • Không mặn mà

    Ủng hộ gia tăng đầu tư cho việc xây dựng đường xá, cầu, sân bay, nhưng không mặn mà với các khoản đầu tư “xanh”.

    Đầu tư xanh

    2.000 tỷ USD cho 4 năm

    Phát triển hạ tầng, chế tạo các phương tiện giao thông công cộng không phát thải, xây dựng các ngôi nhà bền vững, tạo việc làm trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Y TẾ

Chăm sóc y tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với cử tri Mỹ trước khi đại dịch Covid-19 nổ ra. Cuộc khủng hoảng dịch bệnh có thể càng làm lộ rõ sự khác biệt lớn về chính sách y tế của 2 ứng viên.
  • Không

    Làm suy yếu Đạo luật chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (Obamacare).

    Obamacare

    Cam kết thúc đẩy Obamacare.

  • Đề xuất tính giá một số loại thuốc dựa trên giá tại một số quốc gia nước ngoài, nơi thuốc thường rẻ hơn.

    Ủng hộ một số hình nhập thuốc theo đơn từ nước ngoài để hạ giá thuốc.

    Hạ giá thuốc

    Ủng hộ đàm phán giá thuốc.

    Ủng hộ một số hình thức nhập thuốc theo đơn từ nước ngoài để hạ giá thuốc.

NHẬP CƯ

Nỗ lực của ông Trump nhằm cứng rắn với nạn nhập cư trái phép đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch tranh cử thành công năm 2016 và hiện vẫn là ưu tiên trong chương trình nghị sự của Nhà Trắng. Ông Biden đã cam kết hủy bỏ một số chính sách này và đưa ra chương trình nghị sự riêng nếu đắc cử.
  • Hạn chế mạnh việc nhập cư và di chuyển tới Mỹ trong đại dịch Covid-19.

    Hạn chế nhiều lao động nước ngoài và người di cư đang tìm kiếm thẻ xanh để định cư lâu dài tại Mỹ.

    Hạn chế nhập cư
    trong đại dịch Covid-19

    Không

    Cho rằng người nhập cư giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm.

    Sẽ ngừng các vụ trục xuất trong 100 ngày sau khi nhậm chức, nếu đắc cử.

  • Đã xây xong 426km bức tường biên giới trong mục tiêu 724 km đến cuối năm nay.

    Tự tìm ngân sách, trong có hàng tỷ USD từ ngân sách quốc phòng, sau khi Mexico từ chối chia sẻ chi phí xây tường biên giới.

    Bức tường biên giới
    Mỹ - Mexico

    Không

    Sẽ không phá bỏ bức tường biên giới được xây dựng dưới thời Trump, nhưng cam kết ngừng xây thêm.

    Chấm dứt việc chuyển ngân sách từ quân đội sang việc xây bức tường, tập trung vào các biện pháp tăng cường biên giới.

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử tổng thống 2016 với cam kết đưa “Nước Mỹ là trên hết”, đảo ngược các thỏa thuận thương mại mà ông gọi là không công bằng, và buộc các đồng minh của Mỹ trả nhiều hơn cho các biện pháp phòng thủ chung. Ông Biden đã cam kết phục hồi sự lãnh đạo của Mỹ và đảo ngược các hành động chính sách đối ngoại của Trump.
  • Đối đầu Trung Quốc

    Cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19.

    Phát động cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 nhưng đóng cửa với các cuộc đàm phán giai đoạn 2.

    Đối đầu Trung Quốc trên mọi mặt trận, đặc biệt là công nghệ. Ký mệnh lệnh hành pháp nhằm rút quy chế thương mại đặc biệt với Hong Kong, đóng cửa lãnh sự quán tại Houston.

    Quan hệ
    Mỹ - Trung

    Gây sức ép toàn cầu lên Trung Quốc

    Cho rằng Trung Quốc thích một chính quyền Trump hỗn loạn, xa lánh các đồng minh của Mỹ và hủy vai trò lãnh đạo của Mỹ trong các tổ chức toàn cầu như WHO.

    Cam kết sửa chữa các chính sách của chính quyền Trump bằng cách gia tăng phối hợp với các đồng mình gây áp lên Trung Quốc.

  • Nghi ngờ

    Chất vấn về các lợi ích của sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Trung Đông nhưng vẫn đưa thêm quân tới khu vực.

    Quân đội Mỹ
    tại Trung Đông

    Duy trì nhưng thu hẹp hơn

    Đề xuất vai trò hẹp hơn của quân đội Mỹ trong khu vực về chống khủng bố và hợp tác với các đồng minh đại phương.

  • Không ,rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran dưới thời Obama.

    Thỏa thuận
    hạt nhân Iran

    Có, nhưng đi kèm với các điều kiện.

  • Có, đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên 3 lần nhưng tiến trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn bị đình trệ.

    Gặp gỡ nhà lãnh đạo
    Triều Tiên

    Không, trừ khi đáp ứng các điều kiện tiên quyết.

  • Không, khiến các thành viên NATO và các đồng minh khác của Mỹ nổi giận.

    Thông báo giảm 9.500 binh sĩ Mỹ tại Đức.

    Các liên minh

    Có, tăng cường các liên minh như NATO và sửa chữa những thiệt hại đối với sự lãnh đạo và tín nhiệm của Mỹ do ông Trump gây ra.

CHỦNG TỘC VÀ TƯ PHÁP HÌNH SỰ

Ông Trump và ông Biden có các quan điểm đối lập về tư pháp hình sự và sự chia rẽ về chủng tộc tại Mỹ. Đây là các vấn đề “nóng” trong cuộc bầu cử tổng thống 2020.
  • Có rất ít cố vấn da màu

    Có rất ít người Mỹ gốc Phi trong đội ngũ cố vấn Nhà Trắng.

    Đa dạng và hòa nhập

    Hứa hẹn sự đa dạng

    Cam kết nội các, các vị trí bổ nhiệm tư pháp và người đồng hành tranh cử đều phản ánh sự đa dạng của nước Mỹ.

  • “Luật lệ và trật tự”

    Đối phó với làn sóng biểu tình ủng hộ quyền lợi của người da màu bằng cách hối thúc biện pháp đối phó kiểu quân sự.

    Ký mệnh lệnh hành pháp nhằm thực hiện các bước đi tiến tới việc cải tổ cảnh sát. Khuyến khích cảnh sát sử dụng các quy chuẩn mới nhất về việc sử dụng vũ lực, cấm hình thức ghì cổ trừ khi mạng sống bị đe dọa.

    Cảnh sát

    Cải cách quyền miễn trừ có điều kiện

    Ủng hộ cải cách quyền miễn trừ có điều kiện đối với cảnh sát, không ủng hộ chấm dứt hoàn toàn quyền miễn trừ này.

    Cam kết đầu tư 300 triệu USD cho một chương trình để tuyển dụng các cảnh sát đa dạng hơn và huấn luyện họ để phát triển các mối quan hệ thân thiện hơn với các cộng đồng.

  • Đã ký “Luật Bước đầu tiên” nhằm giảm mức án bắt buộc tối thiểu, mở rộng các chương trình điều trị cai nghiện đối với các tù nhân và cho phép một số tù nhân có đạo đức tốt ra tù sớm.

    Ủng hộ các chính sách cứng rắn với tội phạm.

    Cải cách tư pháp
    hình sự

    Loại bỏ án tử hình, biệt giam và bỏ tù những tội phạm bị buộc tội cho đến khi họ nộp tiền bảo lãnh. Cam kết tài trợ 20 tỷ USD cho các tiểu bang để giảm các tệ nạn xã hội như mù chữ và lạm dụng trẻ em để đổi lấy việc giảm mức án bắt buộc tối thiểu.

  • Phát triển kinh tế cho tất cả mọi người

    Thường ca ngợi tỷ lệ thất nghiệp của người da màu, vốn ở mức thấp kỷ lục trước đại dịch Covid-19.

    Giải quyết
    các chênh lệch
    kinh tế sắc tộc

    Kêu gọi cho phép dùng luật để dễ dàng thực hiện các vụ kiện về phân biệt tiền lương. Muốn tạo ra các biện pháp bảo vệ nhà ở công bằng và cho vay công bằng mới, cung cấp 300 triệu USD cho các quỹ nhằm giảm quy định phân biệt đối xử vùng miền.

CÔNG NGHỆ

Sự phát triển của các công ty công nghệ lớn như Facebook và Google đã trở thành một vấn đề “nóng” trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
  • Có mối quan hệ không rõ ràng với các công ty công nghệ, thường chỉ trích Amazon nhưng gặp CEO của Apple, Facebook.

    Đang tiến hành cuộc điều tra chống độc quyền quy mô rộng nhằm vào các công ty công nghệ lớn.

    Quan điểm về các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ

    Chỉ trích Facebook và các tập đoàn công nghệ lớn khác, đề xuất mức thuế liên bang tối thiểu nhằm vào các công ty như Amazon.

  • Cáo buộc các công ty kiểm duyệt chống lại phe bảo thủ.

    Đã ký mệnh lệnh hành pháp nhằm tìm kiếm quy định mới để giám sát các quyết định kiểm duyệt nội dung của các công ty công nghệ và ủng hộ ra luật nhằm hủy bỏ hoặc làm suy yếu Điều 230 của Luật chuẩn mực truyền thông nhằm điều chỉnh các nền tảng mạng xã hội.

    Mạng xã hội

    Là ứng viên tổng thống Dân chủ duy nhất kêu gọi rút lại Điều 230 của Luật chuẩn mực truyền thông, vốn cho phép các nền tảng trực tuyến như Facebook và Twitter không phải chịu trách nhiệm về các thông tin đăng tải của người dùng.

  • Ủng hộ ra luật quyền riêng tư của người tiêu dùng liên bang, chỉ trích thung lũng Silicon về vấn đề mã hóa dữ liệu, chỉ trích Apple vì từ chối mở khóa điện thoại của các tội phạm.

    Gia tăng bảo vệ quyền dữ liệu riêng tư

    Nước Mỹ nên đặt ra các tiêu chuẩn về quyền riêng tư giống các quốc gia châu Âu.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Cuộc bầu cử tổng thống đã khiến ông Biden - người ủng hộ các quy định môi trường và ngoại giao để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu - ở thế đối lập với ông Trump, người quyết tâm hủy bỏ các chính sách này.
  • Không

    Không có kế hoạch nào về vấn đề biến đổi khí hậu trên trang web tranh cử.

    Ủng hộ công nghệ hạt nhân tiên tiến.

    Các kế hoạch biến đổi khí hậu

    Đề xuất chi 2.000 tỷ USD trong 4 năm nhằm đạt mục tiêu có 100% điện sạch vào năm 2035.

    Ủng hộ nghiên cứu năng lượng hạt nhân tiên tiến.

  • Không

    Kêu gọi các tiêu chuẩn phát khí thải ô tô của chính quyền Obama là “giết chết ngành công nghiệp này” và thay thế chúng bằng các tiêu chuẩn yếu hơn.

    Cứng rắn hơn về quy định khí thải ô tô

    Tăng cường các tiêu chuẩn khí thải ô tô.

    Thúc đẩy sản xuất các loại ô tô không phát khí thải, ủng hộ chương trình mua sắm liên bang các loại phương tiện sạch, thiết lập mục tiêu cho tất cả các loại xe buýt mới do Mỹ chế tạo không phát khí thải vào năm 2030.

  • Không

    Thực hiện tiến trình nhằm đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris vì cho rằng nó gây thiệt hại lớn cho Mỹ.

    Ngoại giao khí hậu

    Sẽ đưa Mỹ trở lại vai trò lãnh đạo về biến đổi khí hậu, có thể tái gia nhập Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015.