1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3201:

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét

(Dân trí) - Chúng tôi có cảm giác nghèn nghẹn khi chứng kiến hình ảnh các em học sinh mầm non đang ngồi quây quần bên đống củi được cô giáo đốt lên trong giờ học để sưởi ấm. Ngồi trong phòng học mà cảm giác rét buốt không khác gì ngoài trời, vì gió lạnh lùa qua cửa, qua vách tường chỉ được che chắn tạm bằng tranh tre nứa lá.

Đốt lửa trong giờ học để bớt rét

Hình ảnh của các em học sinh ngồi quây quần bên đống lửa trong giờ học để sưởi ấm là ở điểm trường Púng Khoai, thuộc Trường mầm non Bình Minh, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 1.

Các em học sinh ở điểm trường Púng Khoai, Trường mầm non Bình Minh, thuộc xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La phải đốt lửa trong giờ học để bớt rét

Đây là điểm trường đang học nhờ ở nhà văn hóa của bản, với 20 em học sinh người dân tộc Mông và 100% các em đều thuộc hộ nghèo.

Cũng cách điểm trường Púng Khoai ít cây số, tình cảnh của các em học sinh điểm trường Nặm Ún cũng không khá gì hơn, thậm chí còn tồi tàn hơn rất nhiều.

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 2.

Điểm trường Nặm Ún, thuộc Trường mầm non Bình Minh được lợp tạm bằng tranh tre nứa lá

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 3.

Mái và các vách tường phải quây thêm bạt để chống dột, chống gió lùa

Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thanh Hà, giáo viên được phân công phụ trách điểm trường Nặm Ún cho biết, điểm trường Nặm Ún đã có tuổi đời hơn 20 năm, chỉ rộng 25m2, được thưng tạm bằng tranh tre nứa lá, mái lợp bờ rô xi măng, nền đất. Để tránh mưa dột và gió lùa, các cô giáo phải lót thêm một lớp bạt trên mái và các vách để che chắn, nhưng dường như không ăn thua.

"Mấy hôm nay nhiệt độ xuống thấp quá, cô và trò chúng em ngồi trong phòng vẫn rét run, nên nhiều khi phải đốt thêm củi để sưởi ấm, các em học sinh ở đây đều là hộ nghèo nên áo quần không đủ ấm, giày tất lại càng không có, thương lắm", cô Hà chia sẻ.

Cũng theo cô Hà cho biết, tổng số học sinh của điểm trường Nặm Ún gồm 32 em học sinh (gồm 8 em 3 tuổi, 10 em học sinh 4 tuổi và 14 em học sinh 5 tuổi), trong đó 17 em học sinh thuộc hộ nghèo. Tất cả các em đều là người dân tộc Thái. "Mong ước của cô và trò là có phòng học chắc chắn hơn, không phải chịu cảnh rét buốt khi trời chuyển lạnh, nắng hanh khô vào mùa hè", cô Hà nói.

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 4.

Lớp học được dựng tạm bằng cột gỗ, vách làm bằng tre

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 5.

Lớp học có tuổi đời hơn 20 năm

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 6.

Xung quanh đều được quây bạt chắn gió, che mưa, che nắng

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 7.

Bữa ăn đơn sơ gồm cơm trắng, cá khô của các em học sinh mầm non

Trao đổi với PV Dân trí, cô Khuất Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Bình Minh chia sẻ với chúng tôi một thông tin khá "sốc": "Trường mầm non Bình Minh của chúng tôi có đến… 27 điểm trường với tổng số 568 học sinh, và đều trong tình trạng khó khăn như điểm Púng Khoai, điểm Nặm Ún. Như điểm Nặm Ún là còn có phòng học, dù nó chỉ được làm tạm bằng tranh tre nứa lá, còn nhiều điểm khác như Kéo Pó, Huổi Pù còn không có cả phòng học mà phải đi học nhờ ở nhà văn hóa của thôn bản. Ở điểm trường nào chúng tôi cũng mong mỏi có một phòng học, dù chỉ là lắp ghép thôi, thì cũng sẽ giúp cô và trò thuận lợi hơn trong việc dạy và học ở vùng sâu vùng xa như Chiềng Đông".

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 8.

Đây chính là "nhà vệ sinh" của các em mầm non điểm trường Nặm Ún


Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 9.

Toàn cảnh điểm trường Nặm Ún, Trường mầm non Bình Minh

Lớp học giữa bốn bề gió lộng

Rời xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, chúng tôi lại có dịp chứng kiến cảnh thầy và trò học trong… "chuồng bò" ở điểm trường Huổi Dên, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Chúng tôi gọi là "chuồng bò", vì quả thực nếu không có thầy giáo và học sinh đang ngồi học thì không ai có thể nghĩ đây là lớp học của các em học sinh tiểu học.

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 10.

Điểm trường Huổi Dên, thuộc Trường PTDTBT TH và THCS Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La với lồng lồng gió rét

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 11.

Nếu không có thầy giáo và học sinh đang dạy và học, nhiều người lầm tưởng đây là "chuồng bò" hơn là lớp học

Lớp học được lợp bằng mái bờ rô xi măng, nền đất, nhưng đặc biệt là vách tường chỉ cao hơn 1m. Ngồi trong phòng học có thể nhìn "mênh mông" ra bên ngoài bởi bốn bề đều thoáng đãng. Lớp học trông càng đối nghịch với phòng học của lớp mầm non bên cạnh, nơi vừa được đầu tư xây dựng khang trang vào năm trước.

Cũng vì không được che chắn, nên thầy và trò ngồi học trong lớp trong cái lạnh tê tái, rét mướt khiến ai ai cũng xót thương.

Xót xa hình ảnh học sinh mầm non ở vùng cao đốt lửa ngồi học cho đỡ rét - Ảnh 12.

Sự đối nghịch của điểm trường Huổi Dên dành cho bậc tiểu học và lớp mầm non Huổi Dên đã được nhà nước đầu tư

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Trung Huấn, Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH và THCS Nà Ớt cho biết, sau khi sát nhập giữa cấp tiểu học và THCS, thì Trường PTDTBT Nà Ớt có hơn 10 điểm trường, nhưng hiện tại chỉ có 2 điểm trường đang là nhà tạm là điểm Trạm Cọ và điểm Huổi Dên.

Điểm trường "lộng gió" Huổi Dên, Trường PTDTBT TJ và THCS Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

"Cái khó là điểm trường Huổi Dên chỉ có khoảng 10 học sinh, nếu xây dựng 1 phòng học đủ chuẩn thì hơi lãng phí vì học sinh ít quá, nên chúng tôi đang vận động bà con cho học sinh ra điểm trung tâm và ở lại bán trú. Việc này vừa thuận lợi cho thầy cô giáo không phải "cắm bản" dạy học, vừa giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn ở điểm chính so với phải học ở điểm lẻ. Tuy nhiên, nhà trường đang hơi quá tải số lượng học sinh bán trú ở khu trung tâm", thầy Huấn trần tình.

Thầy Huấn cho biết, hiện tại điểm trường trung tâm đang có 2 khu bán trú, gồm khu bán trú cho học sinh THCS với 16 phòng, sức chứa hơn 250 em học sinh và 2 căn nhà (không phân ra phòng riêng - PV) dành cho học sinh tiểu học với sức chứa hiện tại hơn 200 em học sinh. "Hiện tại mỗi giường tầng chúng tôi bố trí 4 em học sinh ở nên việc nhận thêm học sinh bán trú là cực kỳ khó khăn. Vừa khó khăn trong sinh hoạt, học tập lại vừa khó khăn trong cả nấu ăn, tắm rửa giặt giũ cho các em", thầy Huấn nói.

Ông Phạm Văn Khanh, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, theo thống kê hiện tại ở huyện Mai Sơn còn khoảng 142 phòng học tạm là nhà cấp 4 hoặc tranh tre nứa lá, chủ yếu là ở bậc mầm non và tiểu học. "Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng 100% kiên cố hóa trường học, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí của cấp trên phân bổ, đặc biệt là nguồn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn 2016 – 2018, huyện đã thực hiện kiên cố hóa được 99 phòng học trên địa bàn, với mức đầu tư trung bình 500 triệu đồng / phòng học. Ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi cũng cố gắng kêu gọi xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ cho huyện nhà", ông Phạm Văn Khanh chia sẻ.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3201: Hỗ trợ học sinh điểm trường Nặm Ùn, Trường mầm non Bình Minh, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu điểm trường Huổi Dên, Trường PTDTBT Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08 - 35176331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

Thế Nam