1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3421:

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật

(Dân trí) - Bố mẹ bệnh tật, ốm yếu, chị gái đầu bị bại não do di chứng lúc sinh, Hoàng Văn Bảo đỗ đại học nhưng nhà nghèo, phải gác lại ước mơ, đi làm thuê giúp đỡ bố mẹ có tiền đưa chị đi chữa bệnh. Em gái thứ Thuý Nga liên tục là học sinh giỏi huyện, vừa học xong lớp 9 nhưng đã tranh thủ lao động kiếm tiền mua sách vở.

Con đường đá sỏi dẫn chúng tôi đến xóm 11, (xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) sau khi nhận lá đơn xin được giúp đỡ của gia đình anh Hoàng Quang Trung - chị Nguyễn Thị Lan.

Trên chiếc xe lăn cũ nát, một cô bé tật nguyền reo lên mừng rỡ khi nhìn thấy chúng tôi. Dường như đã đợi chúng tôi khá lâu, cô bé vội vàng xoay người để điều khiển chiếc xe đi giật lùi, tay chân luống cuống trong khi chiếc xe lăn xộc xệch lao đi chuệnh choạng, có lúc tưởng có thể lật xuống vệ đường.

Trong tôi trào lên một nỗi xót xa, một cảm giác đầy ái ngại khiến tim tôi thắt lại. Tay tôi rung rung. Tôi không ngờ sự xuất hiện của một người làm báo lại mang đến hi vọng cho cô bé tội nghiệp ấy như vậy. Và một chút băn khoăn thoáng xuất hiện trong tôi, liệu rồi với sự hạn chế của mình, tôi có diễn tả hết được những mong mỏi đó đến được với các nhà hảo tâm hay không…

Tôi toan xuống xe hỗ trợ thì cô bé một mực xua tay, đôi chân trần khẳng khiu, co quắp vẫn không ngừng đẩy chiếc xe cọc cạch lùi về phía sau, dẫn đường cho chúng tôi tới cổng nhà.

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 1
Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 2

Cô bé tật nguyền Hoàng Thị Hằng trên chiếc xe lăn cũ kỹ, cọc cạch với ước mơ cháy bỏng được sống bình thường

Chị Nguyễn Thị Lan giới thiệu với chúng tôi, đó là cháu Hoàng Thị Hằng - con đầu của anh chị. Hằng sinh năm 1997, bị bại não từ nhỏ do di chứng lúc sinh. Khi cháu lên 2 tuổi, gia đình nhận thấy con phát triển không bình thường, đưa cháu đi khám mới biết cháu có bệnh.

“Nhìn con mềm oặt mà rớt nước mắt cô ạ, nhưng nhà nghèo quá, vợ chồng không biết làm sao. Hồi đó, sổ đỏ cũng không có để vay tiền mà chạy chữa…”, chị Lan thở dài nói.

“Đành rằng nó không nhận thức được gì, nhưng cái gì nó cũng hiểu. Nó khao khát được đứng dậy đi lại, khao khát được ăn uống bình thường, được làm việc đỡ đần bố mẹ. Lúc nào con bé cũng muốn đi chữa để khỏi bệnh, vợ chồng tôi xót con mà bất lực, khổ tâm lắm cô ơi!”.

Nỗi khát khao cháy bỏng được đi chữa bệnh của cô bé tật nguyền

Chị Lan kể, lúc Hằng được gần 10 tuổi, vợ chồng chị từng phải bán trâu bò, vay mượn khắp nơi để có tiền đưa con ra Hà Nội khám chữa, nhưng không có kết quả. Đến năm 2016-2017, nghe tin có lương y ở Hà Tĩnh có thể chữa bại liệt, anh chị lại tất tả vay ngân hàng, dồn tiền đưa con đi bấm huyệt.

Tiền bấm huyệt mỗi lần chỉ 100 nghìn đồng, mỗi tháng đều đặn chữa 10 ngày liên tục. Thế nhưng để được chữa lại phải đăng ký và chờ đợi mất thêm mấy ngày nữa mới đến lượt, nên phải tốn kém tiền thuê nhà trọ, chưa kể còn phải tiền thuốc rồi tiền ăn tiền uống…

Sau đợt châm cứu ấy, thỉnh thoảng Hằng lại đứng dậy được và đi một vài bước, có thể tự xúc ăn dù vương vãi. “Vợ chồng tôi vỡ oà khi nhìn thấy con 20 tuổi mà lần đầu biết đứng, biết chập chững đi. Hạnh phúc lắm cô ạ”, chị Lan trải lòng.

Song, muốn theo đuổi phương pháp chữa trị này buộc phải lâu dài mà gia đình anh chị chẳng có gì ngoài nợ và nợ, đã vậy còn phải nuôi thêm 3 em của Hằng ăn học. Cuối cùng, giấc mơ chữa bệnh cho con lại dang dở khiến anh chị day dứt khôn nguôi…

“Nếu Hằng nó được sinh ra ở gia đình khác, có điều kiện hơn, hẳn không đến nỗi…”, chị Lan sụt sùi.

Nỗi lòng người mẹ nghèo với tương lai các con

Kể về hoàn cảnh gia đình mình, anh Trung nói: “Cũng không phải vợ chồng tôi muốn đông con đâu, ai chẳng biết nghèo mà 3,4 đứa con thì đói hả cô.

Bây giờ, đứa con đầu như thế, có thêm em thì sau này bố mẹ già yếu, khuất núi rồi nó còn chỗ dựa là anh em máu mủ ruột rà, có người chăm sóc và thương nó…”. Nói đoạn, anh yên lặng, ngước mắt xa xăm.

Trong ký ức của anh Trung, chị Lan, thời gian chẳng có gì ngoài chuỗi ngày đói nghèo đeo đẳng và nỗ lực để thoát nghèo. Anh chị lấy nhau ra ở riêng, không một mảnh đất cắm dùi, tài sản là 1 cái nồi, 2 cái bát ăn cơm. Phải mất 3,4 lần mượn nương vườn bà con chòm xóm, anh chị mới có một mảnh đất để cất lều ở tạm rồi tự xây nhà từ gạch, ngói cũ người ta để lại.

Thời còn có sức khoẻ, anh đi rừng lấy mây, hái bắp chuối rồi vượt mười mấy cây số bán lấy tiền. Mỗi lần đi chợ như thế, anh lại mua da lợn về kho tương “cải thiện” bữa ăn cho các con.

Anh bảo, với những đứa trẻ nhà anh khi đó, được ăn da lợn cũng là sang lắm rồi. Ngày mùa, anh chịu khó làm thêm nghề chẻ lạt tre, gặt lúa, bó lúa thuê; còn nông nhàn thì đi phụ hồ. Ấy vậy mà cũng chẳng đủ ăn, lúc nào cũng ám ảnh bởi tiếng người hỏi nợ.

Cái nghèo, cái khó quấn vào nhau. Năm 2012, anh bị lao phổi tưởng không qua khỏi, phải vay mượn khắp nơi chữa trị. Sau đợt đó, anh xuống sức nhanh chóng, sức khoẻ lao dốc khiến anh không còn làm được việc nặng, may sao còn được địa phương sắp xếp cho một công việc với thu nhập hơn 1 triệu đồng/tháng. Còn chị Lan thì bị viêm gan, thần kinh toạ, đau ốm triền miên.

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 3

Căn bệnh lao phổi khiến anh Trung trở nên gầy gò, ốm yếu, không thể làm được những công việc nặng cáng đáng gia đình như trước

Thương cha mẹ khổ cực, vất vả, các con của anh chị đều hiếu thảo và ngoan ngoãn. Cháu thứ hai là Hoàng Văn Bảo, cứ mỗi dịp nghỉ hè lại đi làm thuê để kiếm tiền học, phụ cha mẹ, lo cho chị và em.

Năm 2018, Bảo tốt nghiệp THPT và có giấy báo nhập học của trường ĐH Bách Khoa và trường Cao đẳng Dược Hà Nội I. Anh chị động viên con, tính vay tiền ngân hàng diện hộ nghèo hoặc vay tín dụng học sinh, sinh viên cho con đi học, thế nhưng nhìn vào các khoản tạm ứng và chặng đường 5 năm trên giảng đường đại học, Bảo kiên quyết từ bỏ giấc mơ của mình để nhường cơ hội cho các em.

“Nó bảo nó là anh nên phải biết chịu thiệt thòi, nhường cho em ăn học. Nó muốn đi làm để kiếm tiền trang trải bản thân, tiết kiệm đưa chị đi chữa bệnh chứ không muốn cha mẹ khổ thêm vì nó nữa”, chị Lan nói mà nước mắt lưng tròng.

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 4

Bên cạnh giấy báo trúng tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội I, cháu Hoàng Văn Bảo còn đậu vào ĐH Bách Khoa, nhưng không tiếp tục theo học lên ĐH vì nhà nghèo

Con gái thứ 3 của anh chị là Hoàng Thị Thúy Nga, vừa thi xong kỳ thi chuyển cấp THCS và đỗ vào THPT. Noi gương anh, năm nào Nga cũng được học sinh giỏi huyện, liên tục được nhà trường cử làm liên đội trưởng.

“Đi bồi dưỡng thi học sinh giỏi không mất tiền thì con bé mới dám đi học, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến học thêm cô ạ. Bố mẹ trình độ có hạn, anh em nó bảo ban nhau, mà năm nào cũng giấy khen, xếp cả chồng trong tủ”, chị Lan nói với giọng xúc động xen lẫn tự hào.

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 5
Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 6
Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 7

Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Thuý Nga năm nào cũng đạt học sinh giỏi cấp huyện

Còn nhỏ nhưng Nga đã rất năng động. Ngoài việc học, hoạt động ở trường, cứ đến dịp nghỉ hè, cháu lại tìm mối lên thị trấn làm gia sư, bán hàng đồ chơi cho trẻ em. Thu nhập không đáng là bao nhưng cũng phần nào trang trải được chi phí bút mực, sách vở cho năm học mới.

Ước mơ giản dị của cô bé nhà nghèo học giỏi

Cháu út là Hoàng Quang Nhật mới học mẫu giáo. Tuy còn nhỏ nhưng Nhật cũng đã có ý thức đỡ đần việc nhà giúp cha mẹ và anh chị. Chính Nhật là người chăm sóc Hằng, bón chị ăn, cho chị uống nước, vệ sinh cho chị lúc cha mẹ vắng nhà.

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 8

Hoàng Quang Nhật, mới chỉ 5 tuổi nhưng đã biết chăm sóc cho chị gái

Tôi nhìn gương mặt sáng sủa của các cháu, hỏi về ước mơ của các cháu sau này. Trong khi Nga bẽn lẽn nói muốn được đi học mãi thì Hằng không giấu được hy vọng và mong mỏi được đi lại và sống bình thường…

Xót xa đôi vợ chồng nghèo, con trai bỏ giảng đường đại học để ở nhà chăm chị tàn tật - 9

Gia đình chị Lan cầu mong một phép màu để vượt qua khó khăn, nuôi dạy các con nên người

Nghe tâm sự của anh chị và các cháu, một nỗi buồn mênh mang cứ trĩu nặng trong tôi. Nắng chiều đã buông xuống, chị Lan đẩy xe đưa Hằng ra cổng để hóng gió trong một ngày mất điện. Phía bên kia rặng núi, mặt trời lấp ló sáng…

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về

1.Mã số 3421: Anh Hoàng Quang Trung - Chị Nguyễn Thị Lan, xóm 11, xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

ĐT: 0379170846

Số tài khoản: 3615205356879 - Hoàng Quang Trung, Ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Chương, Nghệ An.

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Bích Diệp