1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2301:

Rơi nước mắt trước cảnh cậu học trò lớp 6 chăm cha, mẹ bị bạo bệnh

(Dân trí) - Cha bị bệnh ung thư xương, mẹ cũng lâm trọng bệnh đã nhiều năm nay, nhưng gia đình gặp khó khăn, không có tiền để điều trị bệnh nên cha, mẹ em cũng đành chịu đựng nỗi đau đớn hành hạ thể xác, con đường học tập của em cũng gặp khá nhiều chông gai.

Nhắc đến hoàn cảnh bi đát của anh Lê Văn Quyền (44 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ba (41 tuổi, ở thôn Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), người dân địa phương ai cũng đồng cảm trước nỗi khó khăn cùng cực của gia đình anh. Bao nhiêu năm qua, hết chồng rồi đến vợ, cả người con cũng lần lượt lâm trọng bệnh khiến cả gia đình rơi vào cảnh túng thiếu.

Cha mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, tương lai các con cũng trở nên mờ mịt

Căn nhà của vợ chồng anh Quyền nép mình bên lũy tre cạnh đồng ruộng. Mấy ngày qua, do trời mưa lớn khiến con đường dẫn vào nhà anh cũng bị ngập đến đầu gối. Nhờ có người dẫn đường, chúng tôi mới men được trên con đường khá lầy lội để vào nhà vợ chồng anh.

Dọc đường đi, chị Lê Thị Bích, một người dân Triệu Đông chia sẻ: “Em chưa thấy nhà nào khó khăn, bĩ cực như gia đình anh Quyền. Hai vợ chồng ra ở riêng được mấy năm nay, nhờ chính quyền quan tâm mới cất được ngôi nhà nhỏ để trú thân. Thế nhưng, anh Quyền bị bệnh ung thư xương, chị Ba thì bị bệnh bướu khó chữa, đứa con trai cũng thường bị bệnh động kinh. Chưa hết, mẹ anh Quyền thì đã già yếu, còn anh trai anh cũng bị bệnh tâm thần. Cuộc sống của hai vợ chồng là những chuỗi ngày điều trị tại bệnh viện đến mức khánh kiệt gia sản, hai người con cũng phải bỏ học giữa chừng để đi vào phía Nam làm thuê, giúp cha mẹ mua thuốc men và cho đứa em út đi học”.


Căn nhà nhỏ của anh Quyền được xây tặng cách đây vài năm

Căn nhà nhỏ của anh Quyền được xây tặng cách đây vài năm

Trong ngôi nhà nhỏ vợ chồng anh Quyền đang ở không hề có vật dụng gì đáng giá, duy chỉ có chiếc bàn cũ để tiếp khách. Chỗ ngủ của những người trong gia đình cũng chỉ lót tạm vài tấm ván gỗ trên những viên bờ lô xếp chồng lên nhau.

Kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, anh Quyền cho biết, anh phát hiện mình bị ung thư xương năm 2008. Dù đã qua 2 lần phẫu thuật nhưng vẫn chưa khỏi, thỉnh thoảng chân bị tê cứng không làm được việc gì. “Trước đây, khi chưa phát hiện bệnh tui đi làm thợ nề để nuôi sống gia đình. Năm 2008, khối u ở bắp chân trái ngày càng to dần khiến tui chỉ nằm một chỗ. Khi không chịu được những cơn đau hành hạ, hai vợ chồng chạy vạy khắp nơi vay mượn được hơn 10 triệu, cùng với việc bán đi mảnh ruộng được 2 triệu đồng để đưa tui vào Huế phẫu thuật. Sau đó, tui cũng đi làm được một thời gian thì bệnh tái phát trở lại, khối u ở chân ngày càng to thêm. Năm 2012, tui trải qua phẫu thuật lần thứ 2 nhưng vẫn chưa dứt. Từ đó đến nay, qua hàng chục lần điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị, nay trong nhà chẳng còn gì nữa nên đành chịu đau ở nhà”.


Là lao động chính, trụ cột gia đình nhưng khi anh lâm bệnh khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn

Là lao động chính, trụ cột gia đình nhưng khi anh lâm bệnh khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn

Vốn là lao động chính, trụ cột của gia đình nhưng khi anh Quyền lâm bệnh càng khiến gia đình rơi vào cảnh khó khăn hơn. Hiện nay, việc đi lại của anh càng trở nên khó khăn, không lao động được khiến đời sống gia đình rơi vào cảnh bĩ cực. Đã thế, trong lần đưa chồng vào Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật chân, chị Ba thấy sức khỏe của mình có dấu hiệu suy giảm, người mệt mỏi, khó thở nên đi khám và cũng phát hiện bệnh bướu basedow.

Đây là dạng bệnh ở thể độc và khó có khả năng chữa lành. Do điều kiện gia đình khó khăn, chồng vừa mới phẫu thuật và cần phải điều trị thường xuyên nên chị cũng không dám nghĩ đến chuyện phẫu thuật. Hơn nữa, chi phí cho ca phẫu thuật lúc ấy cũng tốn hàng chục triệu đồng nên gia đình không biết xoay xở đâu ra mà chữa trị.


Lúc nghỉ ở nhà, Quyết chăm lo việc gia đình và chăm sóc mẹ

Lúc nghỉ ở nhà, Quyết chăm lo việc gia đình và chăm sóc mẹ

Cách đây vài năm, chị Ba quay trở lại bệnh viện khám thì các bác sĩ cho biết bệnh của mình đã quá nặng và không còn khả năng chữa trị. Nếu can thiệp phẫu thuật thì sẽ khó bảo toàn được sự sống. Nghe bác sĩ nói vậy, chị Ba như ngã quỵ khi nghĩ đến sự sống của mình có thể sẽ chẳng kéo dài được bao lâu. Trong khi chồng cũng đang sống trong cảnh đau đớn do bệnh tật hành hạ.


Thời tiết thay đổi khiến chân anh Quyền bị tê cứng, không cử động được

Thời tiết thay đổi khiến chân anh Quyền bị tê cứng, không cử động được

Từ ngày cha mẹ mang trọng bệnh, 2 người con lớn của anh Quyền, chị Ba phải nghỉ học giữa chừng để đi làm thuê kiếm tiền giúp đỡ gia đình và chi phí thuốc thang cho cha, mẹ. Cháu đầu là Lê Văn Quang, học xong lớp 9 thì nghỉ học và hiện đi làm thuê ở tận Đắc Lắc. Còn con gái anh chị là cháu Lê Thị Quyên chỉ mới học xong lớp 8 đã nghỉ học để vào Nam xin vào làm công nhân may. Cháu thứ 3 là Lê Văn Quốc thì bị mắc bệnh động kinh, nay được người dì ở TP Hồ Chí Minh đưa vào nuôi dưỡng và chăm sóc.

“Dù thương các con phải bỏ học giữa chừng nhưng vợ chồng tui cũng không biết làm gì hơn. Giá như vợ chồng tui không mắc bệnh hiểm nghèo thì có lẽ cuộc sống gia đình cũng đỡ vất vả hơn, các con cũng được đến trường học chữ. Nhưng bây giờ gia đình cũng chẳng còn gì, bệnh tật của hai vợ chồng thì ngày càng nặng thêm”, anh Quyền tủi phận.


Cháu Quyết đút cơm cho mẹ khi bà bị mệt mỏi, không ngồi dậy được

Cháu Quyết đút cơm cho mẹ khi bà bị mệt mỏi, không ngồi dậy được

Nằm trên giường, chị Ba thở từng hơi khó nhọc, mỗi khi mệt mỏi là chị phải gắng sức mới hít thở nổi. Ngồi bên cạnh mẹ, cháu Lê Văn Quyết, đứa con trai út cứ nắn bóp chân, tay mà nước mắt cứ rưng rưng. Cháu Quyết năm nay học lớp 6, trường THCS xã Triệu Đông. Cha, mẹ đau yếu, cháu Quyết phải sắp xếp thời gian để buổi học trên lớp, buổi thì giúp mẹ làm việc nhà, chăm con gà, con vịt thay cho cha mẹ. Chứng kiến cảnh em Quyết tận tụy đút cho mẹ từng miếng cơm mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Trong suy nghĩ của em, có lẽ em cũng đã cảm nhận được nỗi đau khi cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh hiểm nghèo.


Cháu Quyết tranh thủ chuẩn bị bữa trước khi đến trường

Cháu Quyết tranh thủ chuẩn bị bữa trước khi đến trường

Qua cơn mệt mỏi, chị Ba mới cố gượng dậy tiếp chuyện chúng tôi. Chị cố giấu đi những dòng nước mắt để chồng và con bớt đi phần lo lắng. “Tui không biết mình còn sống được bao lâu nữa, chỉ thương chồng phải vất vả, dù chân chưa lành nhưng vẫn cố gắng lao động, chăn nuôi để kiếm thêm chút thu nhập mua thuốc thang. Các con đứa thì nghỉ học sớm phải đi làm thuê, đứa thì bị bệnh, duy chỉ còn cháu Quyết đi học nhưng không biết còn cố gắng được bao lâu. Nhiều đêm tui không tài nào chợp mắt nổi, nghĩ đến cảnh chồng con vì mình mà chịu khổ khiến tui không thể yên lòng”, chi Ba nấc nghẹn.

Hiện tại, hàng tháng vợ chồng anh Quyền phải dắt nhau vào viện vài lần để khám bệnh, mua thuốc và điều trị. Chi phí đi lại, thuốc thang cũng tốn tiền triệu nên điều trị được ít bữa hai vợ chồng lại dắt díu nhau về nhà. Thông cảm với vợ chồng anh bị bệnh tật, bà con lối xóm người giúp đỡ cho vài chục để mua thuốc nhưng cũng không đủ. Bao nhiêu năm trời anh, chị phải nương thân nơi bệnh viện nhưng bệnh tình thì vẫn cứ nặng thêm.

“Bây giờ không làm được việc nặng thì lúc cố gắng được phải nhúc nhắc chăm mấy con gà, con vịt bán lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình thôi chú à. Nhà chỉ có 3 sào ruộng nhưng cũng không làm được nên đành phải thuê người làm. Đến mùa gặt, chỉ mới đưa lúa về sân thì đã có người đến lấy. Bản thân không may vướng phải bệnh tật, đành cố gắng chịu đựng chứ không biết làm gì hơn được nữa”, anh Quyền bộc bạch.


Tập phiếu khám bệnh của vợ chồng anh Quyền sau nhiều năm điều trị

Tập phiếu khám bệnh của vợ chồng anh Quyền sau nhiều năm điều trị

Gia đình anh Quyền có 3 anh em, tuy nhiên người anh trai của anh cũng mắc bệnh tâm thần đã lâu, mẹ anh thì đã già yếu nhưng vẫn cặm cụi chăm con. Nghĩ đến tình cảnh hiện tại của hai vợ chồng, chúng tôi càng thấy thương cho cháu Quyết, mới học lớp 6 nhưng em đã phải lo lắng, làm những công việc của người trưởng thành và chăm sóc cho cha, mẹ. Lúc chúng tôi chào tạm biệt gia đình, cháu Quyết chạy tới níu tay, đưa ánh mắt tỏ vẻ cầu xin một điều gì đó. Trong phút suy nghĩ, em thốt lên: “Anh ơi, có cách nào giúp cha mẹ em với được không anh. Cha mẹ em đã chịu khổ và đau đớn quá nhiều rồi”. Lời nói của em Quyết khiến lòng tôi như se lại, bước chân cũng trở nên nặng trĩu.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2301: Anh Lê Văn Quyền và chị Nguyễn Thị Ba (thôn Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Số Điện thoại: 01675.624.149 (chị Ba)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Đăng Đức