Mã số 1420:

Nỗi đau khốn cùng của gia đình “chị Dậu” nơi miền biên giới

(Dân trí) - 4 thành viên trong gia đình ngủ chung một cái giường trong ngôi nhà mái tranh, vách nứa đã nát bấn. Trong “ngôi nhà” tuyềnh toàng ấy tài sản quý giá nhất là chiếc nồi nấu cơm, nhưng nghịch cảnh là 4 con người trong ngôi nhà đều đang đối mặt với bệnh tật.


Bố mẹ không bình thường và những đứa con mang trọng bệnh

Theo chân người trưởng bản, chúng tôi tìm đến Vùng Bọp, bản Cao Vều 4, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và cảm thấy thật xót xa trước sự nghèo bấn, túng quẫn của gia đình chị Trần Thị Hương và anh Vi Văn Biên hiện ra trước mắt khi căn nhà cấp bốn không ra dáng nhà mà như một cái chòi canh nương rẫy của bà con ở vùng rừng núi này.

Xa xa căn nhà của vợ chồng chị Hương chỉ là như cái chòi canh nương rẫy.
Xa xa căn nhà của vợ chồng chị Hương chỉ là như cái chòi canh nương rẫy.

Xa xa căn nhà của vợ chồng chị Hương chỉ là như cái chòi canh nương rẫy.
Căn nhà của những mảnh đời khắc khổ sống trong thiếu thốn đủ bề. Nói căn nhà cho hoành tráng nhưng nó được làm tạm bằng những phên nứa mưa nắng thì trong cũng như ngoài.

Vùng Bọp, bản Cao Vều 4, xã Phúc Sơn chỉ có 14 hộ dân, nằm sâu trong rừng núi, tách biệt với các khu dân cư đông đúc khác của địa phương. Đường giao thông đi lại khó khăn, thiếu đất sản xuất, phần lớn các hộ dân nơi đây vẫn còn nghèo khó. Thế nhưng nghèo khổ đến nỗi như gia đình chị Hương và anh Biên thì quả là hiếm gặp. Căn nhà của họ được làm hoàn toàn bằng tre, nứa dựng lên bên bờ sông Giăng, trời nắng thì ánh mặt trời vẫn xuyên thấu qua những khe hở chiếu chói chang, lúc mưa ngồi trong nhà vẫn ướt sũng. Là “mái ấm” của 5 thành viên nhưng chỉ có một chiếc giường cũ kỹ.

Trong “căn nhà” vừa hạnh phúc và mang nặng khổ đau đó, tài sản quý nhất của gia đình chị Hương là chiếc nồi nấu cơm hàng ngày. Chị Hương bảo, chị vốn sinh ra trong một gia đình chài lưới nghèo ở huyện Thanh Chương, từ nhỏ cũng chẳng được học hành gì. Lớn lên cùng cha, mẹ lênh đênh trên thuyền đánh cá theo dòng sông Giăng, sống cảnh nay đây mai đó. Hơn chục năm trước, khi đến địa phận bản Cao Vều 4 thì chị gặp và yêu anh Vi Văn Biên. Rồi họ cưới nhau, quyết định chọn quê hương của chồng, dựng nhà để định cư, làm ăn.

Phía bên trong là cái giường duy nhất cho 4 con người kê lưng tạm.
Phía bên trong là cái giường duy nhất cho 4 con người kê lưng tạm.

Một chiếc giường bằng nứa đã hư hỏng chẳng còn nằm được nữa.
Một "chiếc giường" bằng nứa đã hư hỏng chẳng còn nằm được nữa.

Hàng ngày anh Biên vào rừng khai thác lâm thổ sản, chị Hương đánh bắt cá trên sông, sống cảnh no đói có nhau. Và kết quả của hạnh phúc khi anh chị có với nhau 3 mặt con. Thế nhưng, cũng từ đó gia cảnh của họ đã khó khăn càng trở nên cơ cực hơn bao giờ hết. Cuộc sống gia đình thiếu thốn trăm bề. Cậu con trai lớn Vi Văn Mách (12 tuổi) thường xuyên ốm đau, yếu ớt và được ông bà ngoại đưa về quê để nuôi giúp. 
 
2 cháu Vi Thị Hiếu (10 tuổi) và cháu Vi Văn Ri (5 tuổi) có những triệu chứng bệnh rất lạ. Những năm gần đây cháu Vi Thị Hiếu người thường gầy hốc hác, xanh xao như những tán lá rừng, mỗi lần đi vệ sinh thì nước tiểu đỏ như máu. Trong khi cháu Vi Văn Ri thì có lúc xuất hiện triệu chứng thổ huyết khó kiểm soát. Vì nhà nghèo, bệnh tật nên cả hai cháu đều không được đến trường.

Cháu Hiếu mặc dù mang trong người bệnh tật nhưng vẫn đi kiếm củi cho mẹ.
Cháu Hiếu mặc dù mang trong người bệnh tật nhưng vẫn đi kiếm củi cho mẹ.

Những ngày em phải lên rừng gùi cũi về phụ giúp cha mẹ với cái gùi còn to hơn cả người.
Những ngày em phải lên rừng gùi cũi về phụ giúp cha mẹ với cái gùi còn to hơn cả người.

Không được đến trường, không biết con chữ, không có bạn bè, quanh năm suốt tháng bé Hiếu, bé Ri chỉ làm bạn với núi rừng, khe suối… Dù đang mang trong người bệnh tật dày vò nhưng bé Hiếu thường xuyên lên rừng gùi cũi về phụ giúp cùng bố mẹ.

Thương con nhưng bữa ăn hàng ngày chưa đủ nên bậc làm cha, làm mẹ cũng phó mặc mạng sống của các con cho trời đất.

Tâm sự cùng PV, chị Hương bảo, gia cảnh nhìn trong nhà ra ngoài cái quý nhất, đáng giá nhất chỉ có cái giường 4 người nằm chung, cái nồi nấu cơm và những bức vách nứa ngoài ra chẳng có một thứ gì đáng 5.000 ngàn đồng. “Các anh chị nhìn thấy đó, nhà có ra nhà đâu, giường, chiếu cũng rách nát hết rồi, tài sản chẳng có thứ gì bán được 5.000 đồng. Hai cháu Hiếu và Ri bị bệnh mặc dù biết đó nhưng không có tiền để đưa các cháu đi chữa trị chi cả. Giờ chỉ nhờ ơn trời phật phù hộ thôi”, nói đoạn chị Hương dúi bàn tay chai sạn vào đôi mắt khi những giọt lệ khổ đau chực trào ra trên khuôn mặt khắc khổ của chị.

Cái nồi, và những cân gạo còn lại là thứ quý giá nhất trong những ngày qua của vợ chồng chị Hương.
Cái nồi, và những cân gạo còn lại là thứ quý giá nhất trong những ngày qua của vợ chồng chị Hương.

Chỉ mong gia cảnh họ được lên báo

Phải đi vòng vèo qua các con đồi, qua suối đưa chúng tôi đến thăm gia cảnh của chị Trần Thị Hương và anh Vi Văn Biên, anh Hà Văn Nếp - Trưởng bản Cao Vều 4 (xã Phúc Sơn) cũng lắc đầu trong ngao ngán. Anh Nếp bảo, ở vùng Cao Vều 4 này và cả cái xã Phúc Sơn này chưa thấy ai khổ như gia đình chị Hương đó. Vợ chồng cũng mang bệnh ngớ ngớ ngẩn ngẩn, khi thì đi làm được, khi thì không, ngày nào cũng đói lắm.

“Bà con ở đây ai cũng thương gia đình nhà đó và cũng gắng giúp đỡ họ trong phạm vi có thể. Năm trước mọi người trong xóm thấy bệnh của cháu Hiếu đáng sợ nên cũng đã góp ít tiền của để đưa cháu đi khám tại bệnh viện huyện. Qua khám bệnh thì họ nói cháu bé bị mắc 4-5 thứ bệnh nghiêm trọng và tốn rất nhiều tiền để chữa trị. Bà con làng xóm thương cháu nhưng đều nghèo nên cũng đưa cháu về với bố mẹ nó cho đến bây giờ. Bệnh tình không biết ra sao nhưng thấy con bé ngày càng teo tóp, xanh xao”, anh Nếp chia sẻ.

So với cái gùi, bé Hiếu dường như nhỏ và yếu ớt hẳn khi hằng ngày vẫn phải đi kiếm củi.
So với cái gùi, bé Hiếu dường như nhỏ và yếu ớt hẳn khi hằng ngày vẫn phải đi kiếm củi.

Chị Hải (hàng xóm) gia đình “chị Dậu” trên biên giới cho biết: “Không chỉ con cái bệnh tật mà cả hai vợ chồng nhà Hương và Biên vốn cũng không được nhanh nhẹn như người bình thường. Anh Biên thì vốn bị điếc từ lâu. Còn Hương cũng thất thường lắm có hôm trở trời lại ôm đầu chạy khắp nơi, không kiểm soát được hành vi. Chị ấy hình như cũng có dấu hiệu của căn bệnh thần kinh. Nên cuộc sống của gia đình họ vô cùng nghèo khổ, khó khăn”.

Chia sẻ cùng PV, chị Nguyễn Thị Trúc - Chi hội trưởng phụ nữ Cao Vều 3 cho biết: "Mỗi lần nhìn thấy vợ chồng chị Hương và các cháu thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ sinh hoạt chúng tôi rất đau lòng nhưng không thể làm gì khác hơn. Mong các anh chị đưa tin trên báo, đài để hi vọng các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình chị Hương để xây được một ngôi nhà kín, trên bền dưới, mong làm sao các cháu được đi thăm khám bệnh, được chữa trị thôi…".

So với cái gùi, bé Hiếu dường như nhỏ và yếu ớt hẳn khi hằng ngày vẫn phải đi kiếm củi.
Nhiều khi đi gùi củi về mệt qua em phải nghỉ dọc đường. Căn bệnh trong người em hằng ngày vẫn âm ĩ đau mà chẳng có cách nào để được chữa trị vì gia đình em quá nghèo.

Cũng theo anh Nếp, vừa qua hay tin gia đình chị Hương khó khăn phía Hội phụ nữ huyện Anh Sơn vào khảo sát và cho một ít tiền làm một gian nhà dự tính ít tháng nữa mới xong. Trong lúc chờ nhà mới, thì gia cảnh “chị Dậu” ở miền biên viễn này với 4 con người đang chen chúc nhau trong ngôi nhà bằng tre nứa trống trơn, chẳng có vật dụng gì đáng giá, thiếu ăn, thiếu đói và bệnh tật luôn bủa vây lấy gia đình bé nhỏ này rất cần sự chung tay của toàn xã hội.

Và điều đặc biệt nhất hiện nay là hai cháu nhỏ Vi Thị Hiếu và cháu Vi Văn Ri đang mang bệnh gầy hốc hác, xanh xao, cháu Ri thì mang căn bệnh thổ huyết khó kiểm soát. Vì quá nghèo mặc dầu biết bệnh nhưng vợ chồng anh không dám đưa con đi khám mà chờ phép màu từ trời cao ban xuống.


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1420: Chị Trần Thị Hương, ở bản Cao Vều 4, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

ĐT: 01669. 562.809 - anh Nếp - trưởng bản Cao Vều 4

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269



Nguyễn Duy