1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3343;

Người cựu binh "tuyến lửa" không sợ bom đạn hằng đêm nằm ôm con khóc

(Dân trí) - Từng vào sinh ra tử nơi "tuyến lửa" đường 559 huyền thoại chịu bao trận mưa bom bão đạn nhưng người lính ấy chưa một lần run sợ. Trở về với cuộc sống đời thường, người cựu binh già Trần Quốc Cường nhiễm chất độc da cam và di truyền sang con, nhiều đêm ôm con vào lòng, ông bật khóc đầy bất lực vì thương con bị căn bệnh quái ác hành hạ ngày đêm.

Chiến tranh đã lùi xa, tiếng đạn bom đã khuất dần trong quá khứ… nhưng nỗi đau thời hậu chiến vẫn như một vết thương nhức nhối hiện hữu trong cuộc sống của nhiều con người. Bao nhiêu năm qua, vết thương đó như cứa sâu vào tâm khảm của người cựu binh già Trần Quốc Cường - 77 tuổi ở Hà Tĩnh.

Người cựu binh tuyến lửa không sợ bom đạn hằng đêm nằm ôm con khóc - 1

Ông Trần Quốc Cường cùng con trai và cháu nội bị di chứng chất độc da cam.

Năm 1964, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào giai đoạn ác liệt nhất, như bao người thanh niên khác, ông Cường lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi Tổ quốc. Ông được phân về tiểu đoàn 2 – BT37, binh đoàn 559, chiến đấu dọc tuyến đường Trường Sơn khói lửa.

Những năm tháng tuổi trẻ, dù phải đối diện với bao khắc nghiệt của cuộc chiến, cả những giây phút sinh tử trước họng súng kẻ thù… ông Trần Quốc Cường vẫn luôn cùng đồng đội kiên cường chiến đấu. Chính quãng thời gian ở chiến trường Tây Nguyên, ông đã bị nhiễm chất độc da cam có chứa dioxin do giặc Mỹ rải xuống mà không hề biết.

“Thời điểm đó, giặc Mỹ rải rất nhiều chất độc da cam xuống dọc tuyến đường Trường Sơn. Chất độc rải xuống ướt đẫm như mưa. Với điều kiện thời đó chúng tôi không thể nào tránh được.

Ngày ngày vẫn phải đi kiếm rau rừng có nhuốm chất độc về ăn, ra suối lấy nước có nhiễm chất độc về uống và cả việc tắm dưới những “trận mưa” chất độc do quân giặc thả xuống. Bởi lẽ đó, bất kỳ ai ở đó thời điểm đó cũng bị nhiễm chất độc da cam người ở ít nhiễm ít, người ở lâu nhiễm nhiều”, ông Cường xót xa kể.

Người cựu binh tuyến lửa không sợ bom đạn hằng đêm nằm ôm con khóc - 2

Ông Cường cũng bé Vũ hàng ngày vẫn phải nhổ cỏ, làm rau... để phụ giúp gia đình.

Năm 1968, khi chiến đấu ở mặt trận Đường 9 - Nam Lào thì ông Trần Quốc Cường bị trúng bom rất nặng. Ông được chuyển về miền Bắc điều trị một thời gian khá dài. Sau này, do sức khoẻ yếu nên ông không thể trở lại chiến trường mà trở về quê xây dựng gia đình.

Ông Cường sinh được 3 người con, hai trai một gái. Hai người con đầu sinh ra đều khoẻ mạnh nhưng đến người con út là Trần Xuân Linh (sinh năm 1978) thì có biểu hiện của di chứng chất độc da cam.

Anh Linh lúc vừa sinh ra đã bị suy dinh dưỡng nặng, chậm phát triển, người chi chít các khối u mang kích thước lớn bé khác nhau. Những năm tháng sau đó, anh luôn phải sống trong những cơn đau quằn quại, đến tuổi đi đứng vẫn không thể ngồi. Vợ chồng ông Cường đã đưa con chạy chữa nhiều nơi nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Nhiều lần ôm ru con ngủ trong bóng đêm, ông Cường nghẹn ngào khóc bởi nghịch cảnh quá đỗi xót xa. Ông không thể ngờ, một người đã từng vào sinh ra tử, không sợ bom đạn, không sợ cái chết… mà cũng có lúc phải rơi nước mắt bất lực bởi nỗi đau dội xuống mái tranh nghèo. Ông ước gì có thể gánh hết nỗi đau con trai đang phải gánh chịu.

Người cựu binh tuyến lửa không sợ bom đạn hằng đêm nằm ôm con khóc - 3

Anh Linh - bố bé Vũ người chi chít những khối u với nhiều kích thước lớn bé khác nhau.

Cho đến bây giờ, dù đã ngoài 40 tuổi nhưng anh Linh vẫn chi chít những khối u, sức khoẻ rất yếu, không thể làm được việc nặng và ông Cường phải luôn cận kề để hỗ trợ con mình.

Năm 2007, anh Linh được chị Nguyễn Thị Lộc (sinh năm 1979) đồng cảm, yêu thương, quyết định gắn kết cuộc đời. Một năm sau, họ sinh được bé Trần Minh Vũ. Tuy nhiên, nụ cười chưa kịp nở trên môi thì những giọt nước mắt đã lăn dài.

Bé Vũ ngay khi sinh ra đã bị một khối u rất lớn chèn vào hốc trái của khuôn mặt. Đến 1 tuổi, mắt bên trái của Vũ đã không thể nhìn thấy được gì. Càng lớn, khối u càng phát triển khiến khuôn mặt của Vũ bị biến dạng và làm mọi việc rất khó khăn.

“Bắt đầu từ lúc 2 tháng tuổi, cháu Vũ đã phải đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Tuy nhiên, do lúc đó cháu còn quá bé, sức khoẻ không đảm bảo nên không thể can thiệp bằng hình thức phẫu thuật. Trong quãng thời gian đó, gia đình rất khốn khổ vì bố mẹ không có nghề nghiệp gì ngoài làm ruộng.

Người cựu binh tuyến lửa không sợ bom đạn hằng đêm nằm ôm con khóc - 4

Khối u trong hốc não bên trái khiến khuôn mặt của bé Vũ bị biến dạng.

Ruộng cũng không phải của gia đình mà được người làng cho mượn, nhà cũng phải ở nhờ nhà ông bà nội… Trong khi đó, cháu Vũ thì ốm đau liên miên. Mỗi lần con đau ốm, vợ chồng chỉ biết ôm con mà khóc chứ không biết kêu ai...”, chị Lộc chia sẻ.

Theo chị Lộc, mặc dù không nói rõ nguyên nhân vì sao bé Vũ bị như vậy nhưng ai cũng hiểu đó là vì cháu bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc da cam từ ông nội di truyền qua bố sang con.

Cho đến nay, bé Vũ đã trải qua 3 lần phẫu thuật cắt bỏ khối u, loại bỏ mắt bị hỏng, chỉnh hình lại khuôn mặt… nhưng sức khoẻ vẫn còn rất yếu. Cứ trái gió trở trời là bệnh tình lại tái phát khiến cả gia đình nhiều phen điêu đứng.

Ông Trần Quốc Cường xót xa tâm sự rằng, 6 năm chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên nhưng giờ ông chỉ được hưởng chế độ mất sức vì chưa đủ năm để được hưởng chế độ thương bình. Bởi lẽ đó, nhiều lúc muốn giúp con, giúp cháu… mà ông cũng bất lực vì tuổi già sức yếu không thể làm được gì.

Người cựu binh tuyến lửa không sợ bom đạn hằng đêm nằm ôm con khóc - 5

Bé Vũ sau khi đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật vẫn chưa cải thiện được tình hình sức khoẻ.

Cứ mỗi lần cho Vũ đi bệnh viện là ông lại như người “mất hồn”, phần vì thương cháu, phần vì lo lắng. Rồi đây, tương lai của con cháu ông sẽ ra sao khi thứ chất độc chất “giết người” cứ đeo đuổi, tàn phá sức khoẻ của cả hai. Thêm vào đó, sau nhiều lần chạy chữa cho Vũ, gia đình cũng đã sức cùng lực kiệt. Trong nhà không còn vật gì còn giá trị để có thể bán.

Gia đình rất mong các tấm lòng nhân ái cùng chia sẻ và đồng cảm để giúp họ vượt qua nghịch cảnh trái ngang, cho tương lai bé Vũ không còn mờ mịt trong ốm đau – bệnh tật.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3343: Chị Nguyễn Thị Lộc (khối phố 1, phường Thạch Quý, TP.Hà Tĩnh)

Số ĐT: 0915933714

2. Báo điện tử Dân trí.Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà NộiTel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490Email: nhanai@dantri.com.vnBạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:Tên TK:Báo Điện tử Dân tríSố TK: 0451000476889Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.* Tài khoản USD tại VietComBank:Account Name: Bao Dien tu Dan triAccount Number: 0451370477371Swift Code: BFTV VNVX 045Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:Tên TK: Báo Điện tử Dân tríSố TK: 129 0000 61096Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân tríSố Tài khoản : 2611 000 3366 882Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng AnĐịa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)Account Name : Bao Dien tu Dan triAccount Number : 2611 037 3366 886Swift Code : BIDVVNVX261Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An BranchAddress : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Điện tử Dân tríSố TK: 0721101010006Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Bao Dien tu Dan triSố TK: 0721101011002Swift Code: MSCBVNVXBank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí- Số tài khoản VND: 1400206034036- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ3. Văn phòng đại diện của báo:VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ hành chánh) hoặc số hotline 0974567567VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Hà Tùng Long