1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Em Nguyễn Thị An đã được cứu sống nhờ tấm lòng bạn đọc

(Dân trí) - Vỡ òa trong nước mắt của sự hạnh phúc khi trước mặt chúng tôi là 1 cô bé An với nụ cười tươi rói và tràn đầy hi vọng. Trải qua ca mổ thành công, hiện sức khỏe của em đã khá hơn nhiều và hứa hẹn trong thời gian ngắn nữa em sẽ được xuất viện trở về nhà.

An là cô bé đáng thương trong bài viết: “Không có tiền mổ tim, thiếu nữ 20 tuổi khóc ngất vì không muốn chết” đăng trên báo điện tử Dân trí ngày 30/5/2016. Bất ngờ phát hiện bị thông liên thất, suy tim, van động mạch chủ tổn thương nặng làm hở van nhiều và có biến chứng, An được chỉ định phải mổ gấp với chi phí lên đến 150 triệu đồng nhưng gia đình hoàn toàn kiệt quệ.

An của trước đây, chỉ có nước mắt và sự tủi phần vì nghèo.
An của trước đây, chỉ có nước mắt và sự tủi phần vì nghèo.
Được bạn đọc Dân trí giúp đỡ, An đã tìm lại cuộc sống của chính mình.
Được bạn đọc Dân trí giúp đỡ, An đã tìm lại cuộc sống của chính mình.

Những tưởng phải dừng bước ở độ tuổi 20 khi mà bố mẹ đi vay khắp mọi nơi cũng chỉ có vẻn vẹn 8 triệu đồng lên nộp, An đã khóc, nức nở, đau đớn và tủi phận vì nghèo. Giây phút ấy, có lẽ em đã nghĩ đến cái chết nên buồn, lả đi đến độ không còn thiết gì nữa. Nhưng không, cuộc đời em đã được mở ra 1 trang mới từ khi được nhiều bàn tay của mọi người nâng đỡ.

Ca mổ thành công, hiện tình hình sức khỏe của em khá tốt và sẽ được xuất viện trở về nhà trong thời gian ngắn nữa.
Ca mổ thành công, hiện tình hình sức khỏe của em khá tốt và sẽ được xuất viện trở về nhà trong thời gian ngắn nữa.
Niềm hạnh phúc của người mẹ nghèo khi con gái được cứu sống.
Niềm hạnh phúc của người mẹ nghèo khi con gái được cứu sống.

“Mọi việc diễn ra như 1 giấc mơ vậy đấy cháu ạ. Bác và em ở viện, rồi thì mọi người vào thăm, cho tiền em và động viên em nữa. Nếu như mọi người không giúp đỡ, em đã không ở lại với bác đến lúc này” – Mẹ của An, bác Nguyễn Thị Dung xúc động cho biết.

Ngồi cạnh mẹ, An khẽ nhoẻn miệng cười. Hơn ai hết, em hiểu được cái cảm giác 1 chân đã bước sang kia cửa tử, còn một chân còn vương vấn ở lại bên này sự sống nên có được ngày hôm nay với em là một điều kì diệu mà em đã nghĩ nó chỉ có thể xảy ra trong các câu chuyện cổ tích mà thôi. Sự thật là em đã được cứu sống, được đưa từ cõi chết trở về để lại bắt đầu cuộc đời của 1 cô gái phơi phới tuổi đôi mươi.

Niềm hạnh phúc khi An đã sống lại và càng ý nghĩa hơn khi số tiền mọi người giúp đỡ em, em đã dành 1 phần không nhỏ để giúp đỡ lại các hoàn cảnh khó khăn khác. Cụ thể trong lần trao tiền đợt 1 đến gia đình An tại khoa C8 Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, bác Nguyễn Thị Dung (mẹ của An) đã trích ra hơn 100 triệu đồng để giúp nhiều hoàn cảnh khác.

Trong tổng số 72.880.000 An nhận được từ bạn đọc Dân trí giúp đỡ (Tuần 2 và tuần 3 tháng 6), gia đình đã trích ra 60 triệu đồng để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn khác.
Trong tổng số 72.880.000 An nhận được từ bạn đọc Dân trí giúp đỡ (Tuần 2 và tuần 3 tháng 6), gia đình đã trích ra 60 triệu đồng để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn khác.

Vẫn giữ đúng như lời bác hứa: “Con bác được cứu sống rồi, bác sẽ dành toàn bộ số tiền còn lại để cho những người kém may mắn hơn”. Trong lần trao tiền đợt 2 này, bác cũng đã trích 60 triệu đồng trong tổng số 72.880.000 đồng mọi người giúp để chia sẻ cho các hoàn cảnh: Bệnh nhân Việt – Khoa Truyền nhiễm, 3 triệu; Bệnh nhân Ca – Khoa Hô hấp 5 triệu; Bệnh nhân Phạm Cường – Khoa C8 Tim mạch 2 triệu; Quỹ cơm ăn từ thiện dành cho các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện Bạch Mai 10 triêu; Bệnh nhan Đinh Tuấn – Khoa Hồi sức tích cực 20 triệu và hoàn cảnh anh Hoàng Văn Thu (Thôn Yên Phú 1B, Xã Chrohpona, Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) là MS 2176 đăng trên báo điện tử Dân trí ngày 26/5/2016 số tiền 20 triệu đồng.

Lời cám ơn của An và bác Dung khi được mọi người giúp đỡ

Lời cám ơn của mẹ con An khi được bạn đọc Dân trí giúp đỡ.

“Cho đi là còn mãi”, bác bảo con mình được mọi người cứu sống rồi thì giờ mình có tiền phải đi cứu người khác mới phải đạo làm người. Câu bác nói khiến chúng tôi ai cũng rưng rưng xúc động bởi tấm lòng của một người mẹ nghèo, một người thuần nông cả cuộc đời chỉ toàn là nghèo khổ nhưng đáng trân trọng và quý giá vô cùng. Cho đi – Bác thấy hạnh phúc lắm vì thế mà nụ cười lúc này rạng rỡ và đẹp hơn bất cứ điều gì cho dù cuộc sống thực tế bác còn nghèo và khó khăn đủ thứ.

Phạm Oanh