1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2030:

Cô gái xinh đẹp thành người tàn phế sau khi bị rắn cắn

(Dân trí) - Đã từng là người con gái năng động, giỏi giang nhưng trong một lần bị rắn cắn chị Nhung đã trở nên tàn phế hoàn toàn. Cuộc sống như bước vào địa ngục khi đã 28 năm trôi qua phận làm con nhưng chị không chăm được mẹ, ngược lại mẹ già đã 80 tuổi nhưng vẫn hàng ngày chăm bẵm con bằng những bát cơm chan nước cáy cho qua ngày.

Đắng, nghẹn … đó là cảm nhận của tôi khi bước chân vào ngôi nhà của cụ Lê Thị Ý (thôn Uy Bắc, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) bởi mọi thứ bày ra trước mắt quá đỗi hoang tàn và nghèo túng. Đã 80 tuổi nhưng cụ Ý còn khá nhanh nhẹn cho dù các nếp nhăn cứ thi nhau xô lại. Cụ bảo: “Ông trời thương nên còn cho tôi nhìn rõ, chân còn đi lại được chứ không thì lấy ai chăm cái Nhung. Nó nằm ở kia kìa cô, 28 năm rồi, nó cứ ở bên tôi như vậy đấy”.

Đã 80 tuổi nhưng cụ Ý vẫn phải chăm sóc con gái bị rắn cắn đã 28 năm nay.
Đã 80 tuổi nhưng cụ Ý vẫn phải chăm sóc con gái bị rắn cắn đã 28 năm nay.
Từ 1 người con gái thông minh, nhanh nhẹn, chị Nhung trở nên tàn phế hoàn toàn sau khi bị rắn cắn.
Từ 1 người con gái thông minh, nhanh nhẹn, chị Nhung trở nên tàn phế hoàn toàn sau khi bị rắn cắn.

Dẫn tôi vào chiếc giường ở góc nhà nơi chị Nhung đang nằm, cụ bảo : “Cô con gái rượu của tôi đấy. Ngày trước nó nhanh nhẹn, thông minh lắm, rồi nó bị rắn cắn nên giờ thành ra như thế này”. Nói rồi cụ lại lật đật đi lấy chiếc khăn mặt để lau cho con với cái dáng còng rạp, đôi mắt cố giữ cho thật khô bởi thứ nước mằn mặn được chắt ra ấy bao năm rồi cụ đã quen nuốt vào trong để cho con đỡ thấy tủi.

Bao năm qua 2 mẹ con sống cảnh đói nghèo, kiệt quệ.
Bao năm qua 2 mẹ con sống cảnh đói nghèo, kiệt quệ.
Bà com xóm giềng ai cũng thương nên thường qua thăm 2 mẹ con cụ.
Bà com xóm giềng ai cũng thương nên thường qua thăm 2 mẹ con cụ.

Biết chúng tôi đến, chị Nhung cố gắng xoay người để nhìn nhưng không thể nên chỉ ngước được đôi mắt lên. Giọng méo xệch, nhưng cố gắng nghe thật kĩ, tôi vẫn biết chị bảo : “Cám ơn” rồi ra hiệu muốn bắt tay. Nhìn chị, thật tình với những người lạ như tôi cảm giác ban đầu là hơi sợ bởi cái cơ thể co quắp, gầy mòn, gương mặt lại hốc hác như chỉ còn lại bộ xương không. Chị nghe và hiểu được hết những điều chúng tôi hỏi nhưng trả lời thì vô cùng khó khăn, chỉ thấy rõ nhất ánh mắt chị nhìn mẹ.. đau đáu như một người mang tội lớn.

“Cô Nhung này ngày trước nhanh nhẹn lắm đấy. Bà Ý sinh được mấy người con thì cô Nhung là xinh gái, thông minh và hoạt bát nhất nhưng rồi bị rắn cắn khi đang đi làm nên giờ thành ra như thế này. Ở đây ai cũng thương mẹ con cô ấy cả nhưng chỉ giúp được 1 phần rất nhỏ thôi, còn lại thì bà Ý vất vả quá vì giờ nuôi cô Nhung tàn phế thế này”-  đi cùng tôi, chú Lê Quảng Ba – Phó chủ tịch xã Yên Khang kể chuyện.

Cụ Ý cố gắng che đi những giọt nước mắt của mình.
Cụ Ý cố gắng che đi những giọt nước mắt của mình.

Chồng chết từ ngày cụ còn trẻ, nên việc nuôi con một mình cụ Ý bươn chải.

Chồng chết từ ngày cụ còn trẻ, nên việc nuôi con một mình cụ Ý bươn chải.

Như bị dồn nén quá lâu, khi nghe chú Ba nói, chị Nhung bỗng òa khóc khiến chúng tôi ai cũng lúng túng. Nằm ngửa mặt lên, việc thở vốn đã khó khăn nay chị lại khóc khiến những tiếng nghẹn càng như bị ứ lại trong cổ họng. Thấy con gái thế, cụ Ý lại chạy vào cầm chặt tay con cưng nựng như 1 đứa trẻ: “Các anh chị thương con thì mới đến thăm. Nín ngay không lại không thở được giờ”.

Lời của cụ nghe vừa ấm áp như của một người mẹ, nhưng lại có gì đó như xát muối vào chúng tôi bởi thương lắm, xót lắm khi cụ đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi mà vẫn không một giây phút nào thôi lo lắng cho con. Cuộc sống nghèo túng từ khi chị bị nạn bởi cứ ai cho được đồng nào là cụ lại dồn hết đi mua thuốc thang ở khắp mọi nơi về cho con nhưng tình trạng của con vẫn thế.

Cuộc sống nghèo túng khiến lâu lắm rồi cụ chẳng biết đến bữa cơm ngon.
Cuộc sống nghèo túng khiến lâu lắm rồi cụ chẳng biết đến bữa cơm ngon.
Đã nhiều năm nay, hai mẹ con phải ăn cơm chan với thứ nước cáy cho qua ngày.
Đã nhiều năm nay, hai mẹ con phải ăn cơm chan với thứ nước cáy cho qua ngày.

“Tôi giờ già rồi, khổ thì cũng đã khổ 1 đời nên không mơ ước điều gì cả. Chỉ mong sao khi tôi nhắm mắt xuôi tay con bé Nhung nó có đủ cái ăn và không phải chan cơm với nước cáy như giờ vì nó chán ăn như thế rồi cô ạ”.

Cụ Ý khẽ khàng tâm sự khi tôi hỏi: “Điều cụ mong nhất là gì?”. Hóa ra bao nhiêu năm qua, cụ cứ mua 30.000 đồng được 1 chai đựng đầy 1 lít nước cáy để về chan cơm cho cả 2 mẹ con cùng ăn. Có lẽ vì thế mà cả cụ và chị Nhung lâu lắm rồi không còn cảm giác một bữa ngon bởi thức ăn duy nhất chỉ có thứ  nước cáy quen thuộc kia nên điều cụ ước chỉ là: “con được ăn cơm nhưng không phải chan nước cáy như giờ”.

Cụ chỉ ước khi cụ chết đi rồi, con gái cụ sẽ không phải ăn cơm với nước cáy nữa vì con đã chán quá rồi.
Cụ chỉ ước khi cụ chết đi rồi, con gái cụ sẽ không phải ăn cơm với nước cáy nữa vì con đã chán quá rồi.

Cuộc sống khó khăn, trong căn nhà vá chằng, vá đụp hàng ngày cụ Ý vẫn cần mẫn chăm con bằng hết thảy tình yêu thương của mình trong sự thương xót của bà con, xóm giềng. Cụ già rồi, chẳng biết khi nào sẽ sang bên kia cái dốc cuộc đời nhưng điều cụ muốn cho con gái, tôi ước gì nó đến được với cụ thật nhanh để cụ còn kịp nhớ cái cảm giác của một bữa cơm ngon trước khi về bên kia thế giới.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2030: Cụ Lê Thị Ý (thôn thôn Uy Bắc, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định)

Số ĐT: 0977.380.788 (Số ĐT của anh Lê Thanh Tuyền, cháu ngoại cụ Ý)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Thiên Ân