1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3183

Chạnh lòng nhìn thiếu nữ xứ dừa chết mòn vì bại não

(Dân trí) - Trên tấm nệm nhỏ đặt giữa nền nhà, cô gái Trần Thị Bích Trâm đã nằm như vậy suốt 17 năm ròng. Thân thể em giờ chỉ da bọc xương, chân tay teo tóp do bệnh bại não hành hạ. Nhưng gia cảnh khốn khó, cha mẹ đành bất lực nhìn căn bệnh lấy đi tuổi thơ, tương lai của em.

Chạnh lòng nhìn thiếu nữ xứ dừa chết mòn vì bại não

Đó là số phận đáng thương sớm chịu nhiều bất hạnh của em Trần Thị Bích Trâm (17 tuổi), con gái đầu của vợ chồng anh Trần Văn An (48 tuổi) và chị Trần Thị Câu (46 tuổi, xóm Tân Định Đông, thôn Tân Thành 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

Dẫn chúng tôi, chị Bùi Thị Viện, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Tân Thành 1, vừa đi chị vừa xuýt xoa kể về “tai bay vạ gió” mà gia đình anh An, liên tục đón nhận trong thời con gái lâm bệnh hiểm nghèo. Cũng từ đó, cuộc sống gia đình vốn dĩ khó khăn nay càng lâm vào cảnh kiệt quệ. Không tiền thuốc thang chạy chữa, cha mẹ đành phó thác thân thể non nớt của con cho căn bệnh hành hạ, bào mòn trong suốt 17 năm qua.

Suốt 17 năm qua, em Trâm chỉ nằm một chỗ khiến ai nhìn thấy hình ảnh em cũng chạnh lòng, xót xa.
Suốt 17 năm qua, em Trâm chỉ nằm một chỗ khiến ai nhìn thấy hình ảnh em cũng chạnh lòng, xót xa.

Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh An đều đã đi làm, nhưng hình ảnh đầu tiên khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng không khỏi chạnh lòng, xót xa. Một cô gái trong bộ dạng gầy gò, yếu ớt đang nằm co rúm trên tấm nệm nhỏ đặt ngay giữa cửa ra vào.

Bà Ngô Thị Trị (78 tuổi), một hàng xóm tốt bụng cho biết: “Ngày nào nó cũng gửi con và nhà cửa cho tôi ngó dùm để đi làm. Tội nghiệp vợ chồng nó lắm, vợ đều mồ côi cha mẹ từ nhỏ, con thì bị bệnh nằm một chỗ, không tiền chạy chữa nên bệnh ngày một nặng. Chồng thì sau khi bị tai nạn trên biển, giờ không còn đủ sức đi bạn chỉ quanh quẩn dưới bến cá, ai mướn gì làm nấy nên thu nhập bấp bênh. Còn vợ, hết đi mua nhôm nhựa, rồi đạp xe chở từng can nước giếng Truông đi bán khắp nơi cho bà con trong xã. Làm cặm cụi đầu tắt, mặt tối với đủ thứ nghề vậy mà vẫn nghèo, cơ cực mãi”.

Chờ mãi đến hơn 11h trưa, chị Câu mới tất tả về nhà với con, trên chiếc xe đạp cũ kỹ, phương tiện giúp chị kiếm sống hàng ngày vẫn còn nguyên 3 can nước chưa kịp giao cho bạn hàng.

Chị Câu mẹ em Trâm hàng ngày làm đủ thứ việc từ nhặt ve chai, đạp xe đạp chở từng can nước giếng để bán kiếm tiền chữa bệnh cho Trâm và nuôi 1 người con đang học lớp 6.
Chị Câu mẹ em Trâm hàng ngày làm đủ thứ việc từ nhặt ve chai, đạp xe đạp chở từng can nước giếng để bán kiếm tiền chữa bệnh cho Trâm và nuôi 1 người con đang học lớp 6.

Trong căn nhà rộng chừng 40m2, chị Câu nghẹn ngào: “17 năm trước, bé Trâm chào đời là niềm hạnh phúc của vợ chồng tôi. Khi mới sinh cháu bụ bẫm, mắt sáng ngời, nhưng cháu 20 tháng tuổi thì bị sốt cao, co giật mạnh. Vợ chồng đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn, rồi chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Các bác sĩ đều chẩn đoán cháu bị còi xương, suy dinh dưỡng nhưng điều trị mãi chẳng thấy khỏi mà bệnh ngày càng nặng hơn. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, vợ chồng vay mượn tiền bạc đưa con vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM khám. Sau nhiều lần khám, xét nghiệm, bác sĩ kết luận con bị bại não, giảm sút cả về trí tuệ lẫn khả năng vận động. Lúc đó, tôi không tin vào tai mình, người như chết lặng…”.

Thời gian đầu, ngoài khoản tiền dành dụm khi chồng còn theo tàu cá mưu sinh ở biển Hoàng Sa, Trường Sa thì vợ chồng được sự đùm bọc của 2 người anh và em ruột của chị Câu nên có tiền chữa trị cho Trâm đến 5 tuổi. Dù số tiền chữa bệnh tốn kém hàng trăm triệu đồng, nhưng thấy dấu hiệu bệnh tình của con có nhiều hy vọng. Thế rồi, tai họa bất ngờ ập đến, người anh cả của chị là Trần Sắt (1968) cùng đứa em út Trần Cá (1977) bị mất tích trong cơn bão dữ Chan Chu năm 2006. Riêng anh An thoát chết nhờ bám vào tấm gỗ của con tàu bị sóng đánh vỡ, may mắn trôi dạt vào bờ. Tuy nhiên, anh bị thương rất nặng, gãy 2 xương sườn bên trái và phải mất cả năm trời điều trị tốn kém vết thương mới tạm ổn.

Chân tay em Trâm co quắp nhìn thật xót xa.
Chân tay em Trâm co quắp nhìn thật xót xa.

Theo chị Câu, các sĩ khoa vật lý trị liệu Bệnh Viện Nhi đồng 1 nói, nếu kiên trì theo phác đồ điều trị, khả năng hồi chức năng vận động của bé Trâm có thể phục hồi đi lại được. Nhưng bao năm chữa trị, kinh tế gia đình đã kiệt quệ nên tôi đành nuốt đắng đưa con về nhà sống chung với bệnh. 17 năm ròng chống chọi với bệnh, Trâm ngày một yếu dần, đặt đâu nằm đấy. Khuôn mặt bụ bẫm ngày nào giờ teo tóp, chân tay cứng đơ, không nói được, đôi lúc lên cơn chỉ rên được những tiếng rên yếu ớt.

Gần đây, bệnh của Trâm có biểu hiện bệnh nặng hơn, liên tục co giật, toàn thân tím tái nhưng không còn khả năng đưa con đi bệnh viện lớn điều trị. Do vậy, mỗi khi lên cơn gia đình đưa đến Trung Tâm Y tế huyện cấp cứu tạm thời cho qua rồi về.

“Nhìn con mỗi ngày một ốm yếu, hao gầy vì căn bệnh tôi không đành lòng nhưng cũng chẳng biết chỗ nào để bấu víu. Nhiều lúc mệt mỏi quá mức, tôi muốn gục ngã, buông xuôi, nhưng rồi lại nghĩ mình không thể bỏ con nên tôi lại cố gắng”, chị Câu ngậm ngùi.

Gần đây, bệnh tình Trâm ngày nặng hơn nhưng gia đình không có khả năng đưa đi bệnh viện lớn chữa trị.
Gần đây, bệnh tình Trâm ngày nặng hơn nhưng gia đình không có khả năng đưa đi bệnh viện lớn chữa trị.

Chị Bùi Thị Viện, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Tân Thành 1, chia sẻ: “Thời gian qua, chị em phụ nữ trong thôn đã nỗ lực hết mình giúp đỡ gia đình chị Câu và cháu Trâm. Không những thế, ngay cả chị em trong xã không thuộc nơi gia đình chị sinh sống cũng động lòng thương cảm thương cảm tận tình giúp đỡ sẻ chia”.

Ông Trương Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết: “Hoàn cảnh gia đình anh An thuộc diện rất khó khăn, là hộ nghèo đã nhiều năm của địa phương. Những năm qua, chúng tôi rất quan tâm cho hộ này về các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước nhưng cũng chỉ được một phần nhỏ, không thấm vào đâu so với cảnh ngộ đặc biệt khó khăn của vợ chồng anh An. Qua đây tôi cũng rất mong các tổ chức, các nhà hảo tâm chia sẻ giúp đỡ gia đình để anh, chị có thêm cơ hội dành lại sức khỏe và sự sống cho cháu Trâm”.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3183: Anh Trần Văn An (48 tuổi) và chị Trần Thị Câu (46 tuổi, xóm Tân Định Đông, thôn Tân Thành 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

ĐT 035.516.6928

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Doãn Công