1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Cậu sinh viên trường ĐH Bách Khoa bị ung thư máu đã mãi mãi ra đi

(Dân trí) - Bất ngờ phát hiện căn bệnh ung thư máu khi đang theo học năm 4 của trường ĐH Bách Khoa khiến Trung phải nhập Viện huyết học truyền máu TW để điều trị. Được sự giúp sức của bạn đọc Dân trí, những ngày đầu sức khỏe của Trung khá tốt để hi vọng cho 1 ca ghép tủy không xa nhưng em đã không đợi được, Trung đã mãi mãi ra đi bỏ lại người mẹ nghèo đáng thương và bao giấc mơ còn dang dở.

Em là Trần Văn Trung nhân vật trong bài viết: “Nghị lực của chàng sinh viên năm 4 đại học Bách khoa bị ung thư máu” đăng trên báo điện tử Dân trí ngày 25/3/2016. Sinh ra em đã không có bố, một mình mẹ tảo tần nuôi em lớn bằng những con cua, con cá với hi vọng sau này về già có người ở bên đỡ đần. Thương mẹ vất vả và hiểu được hoàn cảnh gia đình mình nên Trung luôn cố gắng học tốt để thi đỗ vào trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Em mong muốn sau này ra trường có công ăn việc làm ổn định để đỡ đần lại mẹ, bù đắp phần nào cho mẹ những nỗi khó nhọc của mẹ bao lâu nay.

Chàng sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội những ngày còn điều trị tại Viện huyết học truyền máu TW.
Chàng sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội những ngày còn điều trị tại Viện huyết học truyền máu TW.
Nụ cười lạc quan, yêu đời luôn là điểm để mọi người nhớ đến em.
Nụ cười lạc quan, yêu đời luôn là điểm để mọi người nhớ đến em.

Vậy mà tin dữ như tiếng sét đánh ngang tai, Trung bị ung thư máu sau những cơn sốt li bì không dứt. Nghe tin con bệnh, một mình cô Lộc lại lặn lội từ trong mảnh đất Can Lộc, Hà Tĩnh ra đến Viện huyết học truyền máu TW để chăm con với trái tim đau như có ai xé nát. Lần đó gặp trong viện, có lần cô đã tâm sự:

“Bệnh của em nhiều người chết lắm cháu ạ nhưng bác sĩ bảo còn phương pháp ghép tủy nữa nên cô vẫn còn hi vọng. Cô không tin là ông trời sẽ cướp Trung ra khỏi tay cô đâu”.

Nhiều bạn bè luôn ở bên cạnh, động viên, cổ vũ tinh thần cho Trung.
Nhiều bạn bè luôn ở bên cạnh, động viên, cổ vũ tinh thần cho Trung.
Những tưởng em sẽ chiến thắng bệnh tật để tiếp tục cuộc sống này.
Những tưởng em sẽ chiến thắng bệnh tật để tiếp tục cuộc sống này.

Nghe cô nói vậy, tôi cũng tin vào cái điều kì diệu để một ngày không xa Trung sẽ được ghép tủy và tiếp tục cuộc sống này. Thế nhưng, em đã không đợi được:

“Trung đi rồi cháu ạ. Mọi góc ngách trong ngôi nhà của cô đều có hình bóng của em, cô nhớ nó lắm”.

Cô Lộc nức nở qua điện thoại với nỗi đau không gì bù đắp được. Vậy là Trung đi thật, em đã không giữ được lời hứa sẽ đi làm, lấy vợ và sinh cho cô Lộc mấy đứa cháu nội như em đã kể cho tôi nghe trước đó. Ngày ấy, dù phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo nhưng em đã lạc quan, yêu đời và tin tưởng rằng mình sẽ chiến thắng. Nhưng em đã không chống lại được số mệnh… Chàng sinh viên mạnh mẽ ngày nào giờ đã nằm yên trong nấm mồ đã xanh cỏ.

Nhưng Trung đã mãi mãi ra đi...
Nhưng Trung đã mãi mãi ra đi...
Bỏ lại bao giấc mơ còn dang dở.
Bỏ lại bao giấc mơ còn dang dở.

“Em không còn nữa, cô cũng sốc lắm nên giờ mới nói được lời cám ơn đến các nhà hảo tâm gần xa thời gian qua đã giúp đỡ cho em. Cô cám ơn báo điện tử Dân trí đã làm nhịp cầu nối để cô nhận được sự quan tâm, động viên của mọi người”.

Mọi người sẽ còn nhớ về em - Chàng sinh viên có nghị lực phi thường.
Mọi người sẽ còn nhớ về em - Chàng sinh viên có nghị lực phi thường.
Em ra đi để lại bao tiếc thương cho mọi người.
Em ra đi để lại bao tiếc thương cho mọi người.

Kết thúc cuộc trò chuyện, giọng cô trầm xuống, bình tĩnh hơn nhưng không dấu được sự nghẹn ngào, bế tắc. Không có chồng, cô chỉ có mình Trung là chỗ dựa, là niềm tin và hi vọng sống của mình nhưng giờ không còn nữa. Nỗi đau ấy sẽ chẳng có lời kể hết được và hình ảnh của chàng sinh viên Trần Văn Trung mạnh mẽ, nghị lực và đầy lạc quan chắc chắn sẽ còn mãi trong tâm trí của nhiều bạn đọc xa gần.

Phạm Oanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm