Tin tức về chủ đề "Tài sản bảo đảm"
tài sản bảo đảm
-
Nghị quyết 42/2017/QH14: Nền tảng tạo cú hích xử lý nợ xấu của Agribank
(Dân trí) - Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời được đánh giá như chiếc chìa khóa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. -
VietinBank tạo điều kiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với vị thế chủ lực và vai trò then chốt của hệ thống Ngân hàng, trong nhiều năm qua, VietinBank đã dành nhiều nguồn lực để tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN NVV). Để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, VietinBank đã triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách, sản phẩm, chương trình tín dụng đặc thù cho phân khúc khách hàng này. -
Gỡ “điểm nghẽn” trong xử lý nợ xấu
(Dân trí) - Đề cập tới nợ xấu, ông Nguyễn Toàn Thắng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay: "Một trong những điểm mấu chốt để xử lý nợ xấu chính là phải xử lý được tài sản bảo đảm (TSBĐ). Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu sẽ giúp xử lý TSBĐ được nhanh, thuận lợi hơn". -
Hơn 90% khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm
(Dân trí) - Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua cho thấy còn tồn tại nhiều rào cản, vướng mắc, bất cập từ nhận thức chưa đúng về quyền xử lý TSBĐ hợp pháp của TCTD nhận bảo đảm. -
Ngân hàng cũng là "cực chẳng đã"
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực bình luận về câu chuyện thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) đang nóng bỏng thời gian qua bằng nhận định “Chỉ ở mức cực chẳng đã, ngân hàng mới phải dùng biện pháp như vậy để đi xử lý nợ xấu đối với các đối tượng khách hàng chây ì, không chịu trả nợ đúng hạn”. -
Thu giữ tài sản bảo đảm: Làm sao để "tốt cho cả hai"?
Triển khai đúng quy trình, pháp luật cho phép, thế nhưng khi ngân hàng thực hiện thu giữ tài sản khách hàng thế chấp thì rất dễ sinh chuyện. Khách hàng kêu cứu, dư luận không đồng tình, phê phán, hình ảnh ngân hàng bỗng dưng trở nên méo mó, xấu xí, thậm chí bị “kiện ngược”. Vì đâu nên nỗi?