Vì sao Vertu phải đóng cửa nhà máy?

(Dân trí) - Thông tin Vertu bất ngờ đóng cửa nhà máy, ngừng mọi hoạt động kinh doanh, khiến nhiều người dùng di động lâu năm, đặc biệt là những "tín đồ" của thương hiệu này từ những năm đầu thập niên 90, không khỏi "bàng hoàng".

Vertu từng được biết đến với những chiếc điện thoại siêu sang có giá lên tới cả triệu USD, sở hữu thiết kế độc đáo, vật liệu sang trọng, và được gia công hoàn toàn bằng tay.
Vertu từng được biết đến với những chiếc điện thoại siêu sang có giá lên tới cả triệu USD, sở hữu thiết kế độc đáo, vật liệu sang trọng, và được gia công hoàn toàn bằng tay.

Vertu từ lâu đã là một cái tên quen thuộc trong giới nhà giàu, được nhiều người biết đến với những chiếc điện thoại sang trọng "có một không hai" nạm kim cương, đá quý, sử dụng chất liệu cao cấp, và cũng có mức giá lên tới cả tỉ đồng đối với tùy dòng sản phẩm.

Tuy nhiên một thông tin mới đây đã thực sự "gây sốc" với các tín đồ của thương hiệu điện thoại này, khi hãng phải đóng cửa nhà máy đang hoạt động và tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh do không trả được khoản nợ khổng lồ trị giá 128 triệu bảng Anh (tương đương 165.4 triệu USD).

Ông chủ Uzan đã đề nghị trả trước 2,4 triệu đô la Mỹ trong tổng số tiền nợ, nhưng bị từ chối và không thể cứu công ty thoát khỏi cảnh phá sản.

Theo các tạp chí lớn như Financial Times hay Telegraph, thì việc ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất điện thoại của Vertu tại Anh sẽ gây mất việc làm cho hơn 200 lao động tại đất nước này.

Vertu từng có một quá khứ "không yên bình", bắt đầu từ những năm 1998 khi nhà sản xuất Phần Lan cùng với Nokia trượt ngã khỏi ngôi vị số 1 trong làng di động thế giới. Trong khi Nokia sống lay lắt, rồi chuyển qua tay Microsoft, thì Vertu được bán cho nhóm cổ phần tư nhân EQT VI vào năm 2012.

Từ đó tới nay, hãng vẫn tiếp tục kinh doanh, sản xuất các dòng điện thoại sang trọng mang tính thương hiệu, nhưng không gặt hái được mấy thành công vì chậm bắt nhịp với xu thế của công nghệ. Vào tháng 3/2017, thương hiệu Vertu được mua lại bởi một doanh nhân có tên là Murat Hakan Uzan với giá 61 triệu USD.

Thương vụ "trong mơ" này tưởng như sẽ mang lại lợi ích cho cả hai, khi mà Hakan có trong tay một tập đoàn "gia đình trị" bao gồm nhiều ngân hàng, nhà máy điện, công ty con và thậm chí cả một nhà mạng cung cấp dịch vụ di động.

Vertu chính thức phá sản, ngừng mọi hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.
Vertu chính thức phá sản, ngừng mọi hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.

Tuy nhiên những tháng ngày yên bình của Vertu nhanh chóng đổ bể khi Hakan bị buộc tội bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, tịch thu hơn 200 công ty thuộc tập đoàn Uzan do các hoạt động kinh doanh trái phép. Hakan phải chạy trốn sang Pháp dưới dạng tị nạn chính trị, còn thương hiệu điện thoại đắt giá lâm vào cảnh "khốn đốn".

Trước đó, Vertu cũng kinh doanh không thành công, sụt giảm doanh số bán hàng tới 68,5 triệu USD so với năm ngoái, khiến công ty chịu khoản nợ khổng lồ lên tới 165.4 triệu USD mà không thể hoàn trả. Cuối cùng, cái kết cay đắng nhất đã đến khi thương hiệu điện thoại Anh rơi vào phá sản, chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh và nhà máy sản xuất.

Mặc dù chủ sở hữu của Vertu cho biết, ông có thể sẽ hồi sinh thương hiệu được nhiều người yêu thích, nhưng chẳng mấy ai tin tưởng vào nỗ lực này. Ngay cả khi bằng một cách nào đó "sống dậy", thì Vertu cũng khó lòng lấy lại được ánh hào quang như những năm đầu của thập niên 90.

Nguyễn Nguyễn

Theo Androidauthority