Trái đất “hứng trọn” tiểu hành tinh kép lao thẳng vào 458 triệu năm trước

(Dân trí) - Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một “cuộc tấn công” xảy ra từ bên ngoài vũ trụ bởi tiểu hành tinh kép mà họ mô tả là “một trong những thảm họa vũ trụ lớn nhất lịch sử Hệ mặt trời” nhằm vào Trái đất.

Trái đất “hứng trọn” tiểu hành tinh kép lao thẳng vào 458 triệu năm trước

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm sinh vật học vũ trụ Madrid, Tây Ban Nha, dẫn đầu bởi Jens Ormoe cho biết rằng hai hố lớn Lockne và Malingen ở miền Trung Thụy Điển ngày nay chính là vết tích còn sót lạt của “cuộc tấn công” này.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu hai hố lớn kể trên và cho biết rằng hố Lockne có miệng rộng 4,7 dặm (7,5 km) bị một vật thể có đường kính 1,960 ft (600 mét) đâm thẳng xuống trong khi hố Oestersund (nằm phía Nam Oestersund khoảng 12,4 dặm tức 20 km) có đường kính 0,4 dặm (700 mét) tạo thành do va chạm với một vật thể đường kính khoảng  490ft (150 mét) lao vào.

Để có được điều này, các nhà khoa học đã tiến hành khoan vào miệng các hố trên  nhằm tìm kiếm các dấu vết trầm tích bị tác động khi có lực lớn đâm vào. Cùng với đó, họ tìm kiếm các mảnh vỡ văng ra cách miệng hố hàng chục dặm. Các mẫu vật được nghiên cứu và phân tích cho thấy, cuộc tấn công này xảy ra từ 458 triệu năm về trước và “bộ đôi” thiên thạch này là các mảnh vỡ còn sót lại văng ra từ sự tan rã của một hành tinh có kích cỡ khoảng 200 km.

Trước đây, các nhà khoa học đã nghi ngờ về sự tồn tại của hai miệng hố Lockne và Malingen nhưng dự đoán rằng đây là 2 miệng núi lửa đã tắt. Tuy nhiên với nghiên cứu này, họ đã khẳng định lại là do thiên thạch đâm vào.

Trái đất “hứng trọn” tiểu hành tinh kép lao thẳng vào 458 triệu năm trước

Trên thế giới hiện nay theo thống kê, hiện có khoảng 188 miệng hố được tạo thành do tiểu hành tinh đâm vào. Tuy nhiên chỉ có 10 hố ở Canada, Nga, Đức, Phần Lan và Brazil được tạo thành do va chạm bởi tiểu hành tinh kép. Dựa trên mô hình dựng lại, các nhà hoa học cho biết xác suất để các tiểu hành tinh đi thành cặp và đâm vào Trái đất cũng chỉ là 16%.

Sau kết quả nghiên cứu này, nhiều chuyên gia cho rằng việc tiểu hành tinh kép đâm vào Trái đất đã “mở đường” cho việc biến đổi khí hậu mạnh mẽ trên Trái đất, từ đó sinh ra các loại động vật mới ở kỉ Ordovician Biodiversification.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Lâm Anh