Thung lũng Silicon đang mất đi vị thế vào tay Trung Quốc?

(Dân trí) - Theo nhận định của Kai-Fu Lee, một nhà đầu tư nổi tiếng, Trung Quốc đã thành công trong một vài phân đoạn công nghệ mà Thung lũng Silicon đã thất bại. Một trong số đó đến từ phương pháp thanh toán trực tuyến thay vì phụ thuộc vào thẻ tín dụng tại Mỹ.

Thung lũng Silicon đang mất đi vị thế dẫn đầu vào tay người Trung Quốc.
Thung lũng Silicon đang mất đi vị thế dẫn đầu vào tay người Trung Quốc.

Từ vị thế là người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, Thung lũng Silicon đang đánh mất tầm ảnh hưởng của mình, biểu hiệu đó là các dịch vụ Internet và sản phẩm công nghệ tại Mỹ phần lớn đã không thể bắt kịp với Trung Quốc.

Theo Kai-Fu Lee, một nhà đầu tư nổi tiếng, nguyên nhân có rất nhiều, nhưng "điểm mấu chốt" đó là "những nhà công nghệ Mỹ chỉ hứng thú với việc tự nhìn vào gương để tìm ra các đối thủ lớn hơn mình".

Chủ đầu tư Mỹ quá tự mãn, nhưng lại thiếu đi tính cạnh tranh cần thiết.

Mỹ đang có được lợi thế rõ rệt tại Ấn Độ, một trong số những quốc gia đông dân và có nhiều tiềm năng phát triển Internet bậc nhất thế giới.

"Các công ty Mỹ thống trị Internet (ở Ấn Độ)", tờ New York Times đã viết hồi tháng trước. "WhatsApp của Facebook là ứng dụng phổ biến nhất trên điện thoại. Hầu như mọi điện thoại thông minh đều chạy trên hệ thống Android của Google. YouTube là nền tảng video yêu thích và Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến số 2".

Tuy nhiên tại Trung Quốc, câu chuyện lại không hề đơn giản chút nào.

"Các công ty Mỹ có xu hướng đối xử với Trung Quốc như một thị trường khác", Lee phát biểu tại Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo 2018 diễn ra ở San Francisco hồi tuần trước. "Chính bởi sự phân biệt đối xử này nên nhóm nghiên cứu của họ tại đây không được trao quyền với đầy đủ tài nguyên và khả năng xây dựng các bộ sản phẩm mới được nhắm mục tiêu và tùy chỉnh cho nhu cầu của khách hàng địa phương."

Thứ hai, theo Lee, là bởi vì những người được các công ty Mỹ gửi tới Trung Quốc chủ yếu là những nhà quản lý chuyên nghiệp, với nguyện vọng tiếp theo của họ là trở thành phó chủ tịch bán hàng cao cấp. "Họ sẽ hành xử theo tiêu chuẩn của công ty nhằm đạt được kết quả mong muốn. Họ không cuộn tay áo của mình để làm việc 24/7, để chiến đấu với đối thủ cạnh tranh."

"Điều quan trọng đó là mọi người khác ở Trung Quốc lại đang làm điều đó", Lee nhấn mạnh về mức độ cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc. Hệ quả rất rõ ràng: Trong số 50 trang web hàng đầu tại Trung Quốc, chỉ một số ít là người Mỹ, và không có ai nằm trong 'top 10'.

"Thẻ tín dụng không có giá trị đối với chúng tôi"

Trung Quốc đang rất thành công với mô hình thanh toán trực tuyến - không tiền mặt, không tín dụng của họ.
Trung Quốc đang rất thành công với mô hình thanh toán trực tuyến - "không tiền mặt, không tín dụng" của họ.

Các công ty Mỹ hiện phải đối mặt với rất nhiều những thách thức khó khăn ở Trung Quốc, một số liên quan đến chính trị, chính sách, điều khoản hợp đồng, mối quan hệ với các công ty bản địa,... Tuy nhiên theo Kai-Fu Lee, chính thói quen và nền tảng sử dụng thẻ tín dụng "credit card" tại Mỹ đã làm chậm chân sự phát triển của quốc gia này.

"Mỹ đã bám vào ý tưởng thanh toán bằng thẻ tín dụng, trong khi giao dịch điện tử ở Trung Quốc dễ dàng hơn và hiệu quả hơn nhiều", Lee nói.

Thay vì thẻ tín dụng, Lee cho rằng Mỹ nên thực hiện các giao dịch trực tiếp, giúp cho ngân hàng và người dùng sẽ tiết kiệm phí giao dịch. "Thẻ tín dụng không có giá trị trong cuộc sống của chúng tôi", Lee nói.

"Tôi không mang tiền mặt, không có thẻ tín dụng nhưng tôi lại có thể tiết kiệm tới năm phút mỗi ngày chỉ bởi không làm tất cả các công đoạn giao dịch", Lee tiếp tục. "Giờ đây, chúng tôi đang mua những thứ dễ dàng hơn nhiều và không ai phải trả 3% (phụ phí cho các công ty tín dụng)."

"Hãy nghĩ đến tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại trên lề của 3% đó", Lee nói. "Mục đích của Mỹ là đẩy chúng tôi tiến lên để trở thành một xã hội chi tiêu, để tiêu thụ sản phẩm Mỹ, nhưng mục đích lịch sử của họ có lẽ đã kết thúc. Giờ là thời gian để họ chấp nhận phương thức thanh toán hiện đại, một mô hình thực sự được coi là thanh toán di động".

Nguyễn Nguyễn