Những nhầm tưởng phổ biến về các loài động vật (Phần 2)

(Dân trí) - Chó bị mù màu và chỉ nhìn thấy 2 màu trắng đen, con lười là loài động vật lười nhác và chỉ biết ngủ suốt ngày... là những quan niệm sai lầm về các loài động vật mà nhiều người đang mắc phải.<br><a href='http://dantri.com.vn/suc-manh-tri-thuc/nhung-nham-tuong-pho-bien-ve-cac-loai-dong-vat-phan-1-947731.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Những nhầm tưởng phổ biến về các loài động vật (Phần 1)</b></a>

Chó chỉ có thể thấy 2 màu trắng và đen

Có một quan niệm sai lầm phổ biến là loài chó chỉ có thể nhìn thấy 2 màu trắng/đen và sử dụng các mức độ sáng khác nhau để phác thảo về đối tượng trước mắt.

Dải màu sắc con người có thể thấy (trái) và màu sắc tương ứng mà chó nhìn thấy (phải)
Dải màu sắc con người có thể thấy (trái) và màu sắc tương ứng mà chó nhìn thấy (phải)

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga thì trên thực tế chó cũng nhìn thấy được màu sắc, tuy nhiên mắt chó chỉ có 2 loại tế bào thị giác (mắt người có 3 loại tế bào thị giác), do vậy loài chó không có khả năng phân biệt màu sắc đầy đủ và chính xác như con người.

Điều này đồng nghĩa với việc con người có thể phân biệt rõ màu đỏ, xanh, vàng và xanh lá cây để có thể nhìn thấy dải quang phổ đầy đủ màu sắc. Trong khi đó, với 2 tế bào thị giác, loài chó không thể phân biệt được màu đỏ và màu xanh lá cây và chỉ có thể nhìn tháy được màu xanh và màu vàng.

Tuy nhiên, nhận định về việc mắt chó có khả năng quan sát vào ban đêm tốt hơn so với con người là hoàn toàn chính xác.

Cừu là loài ngu ngốc và chỉ biết hành động theo chỉ dẫn

Thay vì chỉ biết hoạt động theo chỉ dẫn của người chăn hoặc chỉ hoạt động theo đàn, cừu là một loài động vật thực sự thông minh và có khả năng giải quyết độc lập nhiều vấn đề.

Cừu là loài động vật có khả năng học hỏi rất tốt
Cừu là loài động vật có khả năng học hỏi rất tốt

Trong các thử nghiệm thực tế được tiến hành bởi Đại học Cambridge (Anh) cho thấy cừu có khả năng học hỏi tốt hơn so với các loài gặm nhấm và thậm chí tương đương với các loài động vật linh trưởng và con người.

Cừu có thể nhận ra và ghi nhớ khuôn mặt của ít nhất 50 con cừu khác trong hơn 2 năm, biểu hiện khác nhau trên từng gương mặt tùy theo cảm xúc và thậm chí có thể lựa chọn loại thực phẩm phù hợp để ăn nhằm tự chữa bệnh nếu cừu bị ốm...

Chim hải âu lớn vừa bay vừa ngủ

Loài chim hải âu lớn nổi tiếng với khả năng bay đường dài của mình, có thể bay hàng ngàn dặm trên mặt biểu trước khi dừng chân ở đất liền. Ngoài ra, loài hải âu lớn còn có thể bay trên cao mà không cần vỗ cánh. Điều này khiến nhiều người tin rằng loài hải âu này có thể vừa bay vừa ngủ.

Cừu là loài động vật có khả năng học hỏi rất tốt
Chim hải âu lớn cũng ngủ, nhưng trên mặt biển, chứ không phải vừa bay vừa ngủ như nhiều người vẫn tưởng

Trên thực tế, theo nghiên cứu của Viện quan sát chim Max Planck (Thụy Điển), loài hải âu vẫn thường xuyên dừng lại trên mặt biển trong vài giờ để ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm khi đang thực hiện những chuyến bay dài. Ngoài ra, nhờ vào thiết kế khớp cánh đặc biệt giúp loài chim này có thể bay ở trên cao mà không cần vỗ cánh.

Con lười ngủ nhiều hơn bất kỳ loài động vật nào khác

Với vẻ bề ngoài uể oải và hoạt động chậm chạp, nhắc đến con lười nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến một người đang gật gù và luôn ở trạng thái thiếu ngủ. Tuy nhiên trên thực tế, lười không phải là loài động vật ngủ nhiều nhất thế giới.

Cừu là loài động vật có khả năng học hỏi rất tốt
Hoạt động chậm chạp như đang mơ ngủ, tuy nhiên lười không phải là loài động vật ngủ nhiều nhất thế giới

Các nhà khoa học cho biết một con lười trưởng thành ngủ trung bình 9 đến 10 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, loài gấu túi (Koala) ngủ đến 14,5 giờ mỗi ngày và loài dơi nâu thậm chí ngủ đến 20 giờ mỗi ngày và chỉ thức dậy khoảng 4 giờ vào ban đêm để đi săn mồi.

Ờ chiều ngược lại, hươu cao cổ và voi là những loài động vật ngủ ít nhất, khi trung bình chỉ ngủ 3 đến 4 giờ mỗi ngày.

Dơi bị mù vào ban ngày

Dơi sở hữu một đôi mắt rất nhỏ và hoạt động chủ yếu vào ban đêm hay trong những hang động tối tăm, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc dơi chỉ có thể nhìn thấy vào ban đêm và hoàn toàn bị mù vào ban ngày.

Dơi vẫn có thể nhìn vào ban ngày chứ không hoàn toàn bị mù như nhiều người vẫn tưởng
Dơi vẫn có thể nhìn vào ban ngày chứ không hoàn toàn bị mù như nhiều người vẫn tưởng

Trên thực tế khi di chuyển vào ban ngày, dơi cũng sử dụng mắt như những loài động vật khác, một số loài dơi còn có thể nhìn thấy được ánh sáng tai cực tím mà con người không thấy được. 

Tuy nhiên về cơ bản thị giác của dơi không nhạy bén bằng các giác quan khác. Với đôi tai quá cỡ, dơi có thính giác rất nhạy bén. Dơi có thể phát ra những tiếng kêu chói tai và dùng sóng âm thanh phản lại để xác định các chương ngại vật, con mồi để tìm đến vị trí của chúng với độ chính xác cao. 

T.Thủy