Mơ ước để công nghệ "xây" tương lai

Là những người có được thành công nhất định trong lĩnh vực mà mình theo đuổi, doanh nhân Chương Đặng và nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam đều có chung một bí quyết để đạt đến thành công là: không ngừng mơ ước. Đó không chỉ là mong ước cho cá nhân họ mà còn là những ước vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho con người.

Không phải bằng các con số “khủng” về doanh thu hay lợi nhuận, doanh nhân Chương Đặng gây ấn tượng cho nhiều người bởi những dự án kinh doanh đầy mới lạ: quán café mà mọi người tự phục vụ - Kujuz, thương hiệu áo dài may từ vải thun, linen, không bó sát - Kujean by Chuong Dang… Ở anh, người đối diện dễ dàng nhận thấy tính cách của một nghệ sĩ lãng mạn hơn là hình ảnh của một doanh nhân có “quả đầu lạnh”. Đơn giản bởi vì tất cả những dự án kinh doanh anh làm đều hướng đến một điều duy nhất: đem lại một cuộc sống hạnh phúc hơn cho khách hàng của mình.

Nhiều người tò mò rằng, anh lấy đâu ra ý tưởng để xây dựng nên những dự án mới lạ và hút khách như vậy?

Đơn giản lắm! Bởi tôi là người rất hay mơ mộng. Năm 4 tuổi, tôi mơ mình sẽ sở hữu một núi kẹo. Tôi đã nhịn ăn sáng, lấy tiền mua kẹo từ hợp tác xã, gói gém lại thật đẹp rồi bán lẻ cho lũ bạn cùng xóm, vậy là tôi có tiền để mua nhiều kẹo hơn. 18 tuổi, tôi ước có thể đưa các sản phẩm thổ cẩm rất đẹp của người dân quê tôi đến với nhiều người hơn. Tôi đã đem ý tưởng mở cửa hàng thổ cẩm bán cho khách du lịch đi “kêu gọi đầu tư” và may mắn được bà ngoại đồng ý “rót vốn”. Sau này làm gia sư tiếng Anh, tôi lại mơ ước mở được một trung tâm ngoại ngữ. Thế là tôi khăn gói sang Pháp du học 1 năm rồi về Bảo Lộc mở trung tâm Anh ngữ. Sau này về Sài Gòn, tôi lại ước giá như có được không khí trong lành, yên tĩnh như ở quê nhà nên đã mở cafe Kujuz, để nhiều người cũng có thể “về nhà” như tôi. Và ý tưởng của áo dài Kujean by Chuong Dang cũng đến từ mong ước các bà, các mẹ, các chị và em gái mà tôi yêu quý có thể thoải mái hơn khi mặc tà áo dài Việt. Những mơ mộng đó giúp tôi có được ý tưởng cho các dự án mà tôi đã và đang thực hiện. Quan trọng hơn là, sau khi ngồi mơ, tôi sẽ bắt tay vào để hiện thực chúng.

Anh Chương Đặng và ước mơ về những tà áo dài thật đẹp, thật thoải mái cho những người phụ nữ yêu quí của mình
Anh Chương Đặng và ước mơ về những tà áo dài thật đẹp, thật thoải mái cho những người phụ nữ yêu quí của mình

Vậy một tương lai trong mơ mà anh tưởng tượng sẽ như thế nào?

Với tôi, tương lai trong mơ sẽ có rất nhiều điều tốt đẹp. Mọi khoảng cách sẽ được rút ngắn hơn dù đó là khoảng cách về không gian lẫn khoảng cách về tâm lí. Ví như tôi có thể chăm sóc cho ba mẹ ở Bảo Lộc dù đang ở ngay tại Sài Gòn hay có thể kí những hợp đồng với đối tác nước ngoài mà không phải tới gặp họ,… Hoặc một cỗ máy nào đó giúp tôi có thể… bay chẳng hạn, tại sao không nhỉ? Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ như hiện nay, đặc biệt là khi cuộc cách mạng Internet of Things ngày càng lan rộng hơn và trong tương lai không xa công nghệ sẽ hiện diện trong mọi thứ, tôi tin rằng mơ ước của mình là hoàn toàn khả thi.

Anh đã và đang kinh doanh những ý tưởng khá lãng mạn, bay bổng như café tự phục vụ, thiết kế áo dài truyền thống biến tấu, anh có lo sợ một thế giới Internet of Things sẽ khiến con người lười biếng và truyền thống sẽ nhạt dần?

Tôi lại nghĩ, công nghệ không làm con người lười biếng đi mà còn khiến chúng ta phải năng động và suy nghĩ nhiều hơn. Vì công nghệ thay đổi từng ngày buộc chính bạn phải luôn luôn cập nhật, học hỏi để điều khiển, sử dụng chúng. Công nghệ cũng được sinh ra từ những ước muốn nhân văn của con người và gìn giữ truyền thống là một trong số đó. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những ý tưởng công nghệ góp phần đưa các giá trị truyền thống đến nhiều người hơn như tivi, radio giúp lưu giữ và truyền tải văn nghệ dân gian Việt Nam như: chèo, cải lương, đờn ca tài tử… đến công chúng khắp nơi và thậm chí là vươn ra ngoài thế giới. Hay ứng dụng học lịch sử, địa lí trên smartphone có tên Culture Explorer giúp giới trẻ Việt gần gũi hơn với các giá trị văn hóa nước mình. Ở Anh, theo tôi được biết còn có một ứng dụng tên là RE giúp học sinh có thể tiếp cận những vở kịch kinh điển của Shakespeare một cách dễ hiểu hơn… Suy cho cùng, thế giới và tương lai là do con người làm chủ, và công nghệ cũng chỉ là công cụ giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn mà thôi.

Anh có nhắc đến những ý tưởng công nghệ giúp giữ gìn các giá trị truyền thống. Vậy bản thân anh thấy tầm quan trọng của ý tưởng và chia sẻ ý tưởng về tương lai là như thế nào?

Như tôi đã nói, tương lai của công nghệ đượctạo nên từ những ý tưởng nhân văn của con người. Nhưng nếu ý tưởng bị chôn vùi thay vì chia sẻ, tương lai cũng vì thế mà trở nên bí ẩn, chậm phát triển hơn. Do đó, tôi nghĩ rằng chính ý tưởng là những mảnh ghép giúp bạn hình dung được bức tranh về tương lai. Nhưng để làm ra được và gắn chúng vào đúng chỗ trong bức tranh ấy bạn cần phải chia sẻ, phải tung hê nó lên để nhiều người chung đóng góp, hỗ trợ cho ý tưởng của bạn tốt hơn và để công nghệ giúp bạn thực hiện hóa nó. Có như thế bức tranh tương lai mới mau chóng hoàn thành và ngày càng đẹp đẽ hơn.

Khác với doanh nhân Chương Đặng, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam là một nghệ sĩ thực thụ. Anh vào nghề từ năm 1997, hơn 15 năm qua, bằng công việc của mình, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam liên tục tạo được ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh của nhiều người đẹp. Vị giám khảo một thời của chương trình Vietnam Next Top Model khiến nhiều người nể trọng bởi tính cách khẳng khái nhưng không kém phần hài hước. Anh là người có những quan điểm sắc xảo về nhiều vấn đề trong cuộc sống, đồng thời cũng là một nghệ sĩ có nhiều tưởng tượng và mơ ước thú vị.

Trong hình dung của anh, năm 2020 cuộc sống hiện tại sẽ thay đổi như thế nào?

Trong tưởng tượng của tôi, 5 năm nữa, cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi đáng kể, các vấn đề tiêu cực sẽ được giải quyết: nạn kẹt xe không còn diễn ra, ô nhiễm mỗi trường cũng không còn tồn tại… Chúng ta sẽ được sống trong một thành phố hiện đại, trong lành và tươi đẹp. Ngôi nhà trong tương lai cũng sẽ “thông minh” hơn khi có thể hiểu được những ý nghĩ, nhu cầu của con người. Cách đây 2 năm, tôi có tham gia vào một dự án có tên là “Ngôi nhà thông minh”, lúc này những thiết bị công nghệ hiện đại bên trong ngôi nhà vẫn còn đầy lạ lẫm với nhiều người, nhưng 2 năm sau, có nhiều thứ đã trở nên quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Vậy nên tôi nghĩ rằng, trong 5 năm tới, những tưởng tượng của tôi cũng hoàn toàn có thể xảy ra.

Anh đã nhắc đến thành phố tương tai, ngôi nhà tương lai vậy đã bao giờ anh tưởng tượng về bản thân mình trong tương lai gần chưa? Nhất là ở năm 2020, thời điểm được dự đoán là cuộc Cách mạng công nghệ Internet of Things sẽ bùng nổ và mọi thứ phục vụ cho cuộc sống con người sẽ đều có sự tham gia của công nghệ.

Nói đến bản thân ở năm 2020, tôi lại muốn nhìn lại bản thân mình ở năm 2010. Lúc đó, công việc nhiếp ảnh mà tôi đang làm cũng đã rất khác so với hiện tại. Chúng tôi phải khá vất vả mỗi lần tác nghiệp, vác theo những chiếc máy cồng kềnh với 2 -3 loại ống kính, rồi lại đem cả thêm laptop để làm việc ngay trong hậu trường. Nhưng năm 2015, mọi thứ đã khác, hiện nay khi đi tác nghiệp ở sự kiện, tôi chỉ việc mang theo một chiếc smartphone, chụp ảnh và gửi thẳng về tòa soạn, gọn nhẹ, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Và camera trên smartphone hiện giờ được các hãng công nghệ cải tiến để có thể chụp được những bức ảnh chất lượng như máy ảnh chuyên nghiệp.

Do vậy đến năm 2020, tôi nghĩ mọi thứ còn tiện lợi hơn gấp nhiều lần. Chẳng hạn, máy ảnh có thể được tích hợp ngay trên… cặp kính và tôi chỉ việc bấm chụp bằng cách… nháy mắt. Khi muốn xem lại, bức ảnh sẽ hiện ra ngay trước mắt và tôi có thể chọn lựa rồi gửi chúng đi bằng một thao tác nhấn nút ở gọng kính mà thôi.

Với nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, vào năm 2020, máy ảnh có thể tích hợp trên cặp kính mà anh đeo và việc bấm chụp chỉ bằng cái nháy mắt
Với nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, vào năm 2020, máy ảnh có thể tích hợp trên cặp kính mà anh đeo và việc bấm chụp chỉ bằng cái nháy mắt

Anh không sợ rằng sự phát triển quá nhanh của công nghệ có thể khiến con người mất đi thế chủ động, bị phụ thuộc hay xa cách nhau hơn như nhiều người từng ái ngại chăng?

Tôi không nghĩ vậy, ngược lại, tôi nghĩ công nghệ phụ thuộc vào con người thì đúng hơn. Nếu bạn không hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn từ việc sử dụng các thiết bị công nghệ thì chúng sẽ tự động bị đào thải. Ví dụ như có một chiếc máy sản xuất thức ăn, nhưng bạn không muốn ăn món ăn đó thì không ai ép bạn được và chiếc máy cũng sẽ trở nên vô dụng.

Công nghệ cũng được sinh ra từ những ước muốn của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tính nhân bản của công nghệ luôn hiện diện hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Máy giặt, tủ lạnh ra đời vì ước muốn giảm bớt gánh nặng cho những người phụ nữ trong gia đình. Điện thoại thông minh ra đời vì mong ước kết nối con người với cả thế giới. Hay đơn giản như ứng dụng tìm đường giúp bạn không bị lạc khi đến một thành phố mới… Rốt cuộc thì công nghệ được sinh ra để giúp ích cho cuộc sống của con người mà thôi.

Mơ ước để công nghệ "xây" tương lai - 3

Cùng với những mơ ước và tưởng tượng thú vị, doanh nhân Chương Đặng và nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam đã phác họa nên những nét vẽ tươi sáng về một tương lai với sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Còn bạn thì sao, bức tranh tương lai trong tưởng tượng của bạn là gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua cuộc thi Tương lai là để chúng ta có thể cùng nhau vẽ nên bức tranh tươi đẹp với những mảnh ghép Tôi của Tương lai, Ngôi nhà Tương lai và Thành phố Tương lai.

Cùng Samsung chia sẻ góc nhìn của bạn về tương lai để có cơ hội nhận được Samsung Galaxy Note 5 và những phần quà hấp dẫn khác. Cuộc thi “Tương lai là...” sẽ kéo –đến ngày 28.12. Thông tin chi tiết và cách thức tham gia, vui lòng truy cập tại website chính thức của cuộc thi www.tuonglaila.com