Lời đáp cho bài toán khó: Chất lượng tốt - giá phải chăng

Vừa phải cạnh tranh với các đối thủ, vừa để thỏa mãn nhu cầu thích mới của người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải đầu tư thêm nhiều tiền và tâm sức cho lĩnh vực R&D (nghiên cứu và phát triển), cố gắng đem lại cho sản phẩm mới của mình những cái mới từ ngoài (hình thức, thiết kế) tới trong (công nghệ, tính năng).

Thật ra đó là điều tốt cho tất cả, đồng thời giúp tăng tốc phát triển công nghệ. Vấn đề ở đây là tính hợp lý và thiết thực.

Quả thật là rất lãng phí khi sản phẩm được trang bị quá chừng tính năng, công nghệ mà phần lớn lại là phù phiếm, kém thiết thực hoặc thậm chí chẳng hề được người dùng chạm tới. Mà đâu phải chỉ có lãng phí công nghệ thôi. Chính người tiêu dùng phải trả giá đắt cho sự lãng phí đó vì nhà sản xuất đều tính đúng, tính đủ chi phí nghiên cứu các tính năng, công nghệ mới đó vào giá thành sản phẩm. Chẳng cần phải tìm đâu xa, bạn thử hỏi chính mình coi mình nắm được và có sử dụng bao nhiêu tính năng, công nghệ trên chiếc smartphone của mình. Hay là bạn đã phải đau lòng móc hầu bao ra tậu về một thiết bị ngồn ngộn tính năng để rút cuộc chỉ cần tới một nhúm tính năng thông thường. Ngoại trừ những người coi smartphone như một “dấu hiệu” chỉ đẳng cấp hay là những người đam mê công nghệ, thì những người dùng smartphone bình thường đâu hề có nhu cầu với những sản phẩm high-end với giá cực cao. Điều đáng nói ở đây là cái giá cực cao đó lại chỉ là giá ảo, được đẩy vống lên. Trang tin công nghệ ZDNet (ngày 24-9-2014) cho biết tính giá của từng linh kiện, thành phần gộp lại, chi phí làm ra một chiếc iPhone 6 khoảng 200 USD. Hiện nay, Apple đặt giá bán lẻ chính thức không hợp đồng của chiếc iPhone 6 cấu hình thấp nhất là 649 USD. Chưa kể đến các chi phí cho gói thuê bao từ các nhà mạng, hay những gói bảo hành 2, 3 năm đi kèm sản phẩm khiến người tiêu dùng phải khóc ròng vì giá bán sản phẩm tăng gấp 3 lần.

Một trong những giải pháp giúp đưa ra thị trường những sản phẩm có giá cả phải chăng chính là hợp lý hóa các tính năng và công nghệ được tích hợp lên chúng. Trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất chip xử lý như Intel, NVIDIA, AMD,… đã phải đưa ra những cấu hình chuẩn, những sản phẩm mẫu để hạn chế tình trạng những nhà sản xuất thiết bị OEM vẽ hươu vẽ vượn, chế nhiều quá khiến sản phẩm gắn các con chip của họ tới tay người dùng đầu cuối với giá cao quá đáng. Trong chiến lược đưa các smartphone Android phủ kín các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở thế giới đang phát triển, Google – chủ của hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới Android – đã đưa ra Android One là một chuẩn cho các hệ thống thiết bị Android cho phân khúc thị trường đại trà và chủ yếu cho đối tượng khách hàng là những người mới mua chiếc smartphone đầu tiên trong đời. Theo đặc tả của Google, smartphone Android One phải hội đủ các tiêu chuẩn phần cứng: màn hình 4.5 inch, CPU quad-core, hỗ trợ thẻ nhớ microSD, có máy ảnh trước và sau, pin dùng lâu cả ngày, hỗ trợ dual-SIM, có chức năng FM radio, và quan trọng nhất là giá dưới 100 USD. Chính những yếu tố này đã tạo thêm cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với các sản phẩm smartphone.

Nhu cầu sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam ngày
càng tăng cao.
Nhu cầu sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng cao.

Cách tiếp cận thị trường đề cao tính thiết thực như vậy cũng đã được hãng điện thoại Pháp Wiko áp dụng ngay từ khi ra đời hồi năm 2011. Họ đã giải được bài toán mà người ta tưởng chừng như nan giải, đó là sản phẩm tốt và giá phải chăng. Nhà sáng lập Wiko là Laurent Dahan, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối về công nghệ viễn thông tại Pháp từ năm 1997. Ông nhận thấy tiềm năng phát triển thị trường smartphone nằm ở 3 yếu tố cốt lõi: công nghệ cao, kiểu dáng đẹp và mức chi phí hợp lý.

Để có chi phí hợp lý, Wiko phải tìm ra những cách tiếp cận tối ưu, thậm chí có thể phải đi ngược lại xu thế thị trường chung. Chẳng hạn như từ phương thức phân phối. Cũng như ở Mỹ và các nước châu Âu khác, các smartphone ở Pháp chủ yếu được phân phối qua các nhà mạng kết hợp với các gói thuê bao. Số tiền ban đầu người tiêu dùng phải trả thấp hơn rất nhiều so với giá bán lẻ của thiết bị, nhưng nếu tính gộp chi phí thuê bao 1-2 năm, số tiền họ phải trả khá là cao, đồng thời bị trói buộc vào nhà mạng. Wiko đã chọn cách bán thẳng smartphone cho người tiêu dùng để họ tự chọn hình thức hòa mạng và nhà mạng mà mình thích. Hiện nay, Wiko đã có mặt tại hơn 18 quốc gia, các sản phẩm của Wiko trên toàn cầu đều thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Cộng đồng châu Âu, được phân phối qua kênh của những đối tác có uy tín và được bảo hành bởi các nhà chuyên nghiệp được đánh giá cao ở từng nước. Vì thế, khi chính thức vào thị trường Việt Nam hồi tháng 9-2014 qua nhà phân phối độc quyền Thế Giới Số (DigiWorld), Wiko có thể tự tin giới thiệu là "điện thoại châu Âu, giá Việt Nam".

Thực tế là thị phần điện thoại di động chiếm đại đa số vẫn là phân khúc từ đại trà tới tầm trung. Đối tượng của phân khúc này là những người tiêu dùng rộng rãi có hầu bao phải chăng. Và đâu phải do chỉ có thể mua những chiếc điện thoại giá thấp mà họ phải chịu dùng những sản phẩm chất lượng "tiền nào của nấy". Trên thị trường đang ngày càng xuất hiện nhiều những chiếc smartphone chất lượng từ tốt tới cao, kiểu dáng đẹp mà giá cả lại phải chăng từ những nhà sản xuất chủ trương hợp lý hóa các sản phẩm của mình lấy người dùng đầu cuối và những nhu cầu thiết thực làm trọng tâm phát triển.

Phạm Hồng Phước