Elon Musk: Hợp nhất não người và máy tính không còn là ước mơ

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo đang ở gần hơn với những sản phẩm được hiện thực hóa. Mới đây, Giám đốc Điều hành Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk khiến cả thế giới kinh ngạc khi cho biết đang đầu tư mạo hiểm một dự án liên quan đến máy tính kết hợp với não bộ gọi là Neuralink.

Từ những thành công của công nghệ trí tuệ nhân tạo, sự kỳ vọng của con người về một ngày có thể khiến máy móc trở nên thông minh và linh hoạt hơn hoàn toàn không khó. Phát biểu tại Hội nghị Khoa học Dubai về Dự án Neuralink, Elon Musk tin rằng: "Trong tương lai gần, sự dung hợp giữa trí tuệ sinh học và trí thông minh điện tử có khả năng xảy ra. Nhưng vấn đề cần chú trọng ở đây là lượng băng thông đủ mạnh cho sự kết nối giữa hai đối tượng, đặc biệt là đầu ra."


Tỷ phú công nghệ, Giám đốc hãng Telsa và SpaceX, Elon Musk

Tỷ phú công nghệ, Giám đốc hãng Telsa và SpaceX, Elon Musk

Dự án được tỷ phú công nghệ đầu tư tập trung vào việc tạo ra các thiết bị có thể cấy ghép vào não người, mục đích cuối cùng là giúp con người kết hợp với phần mềm máy tính và theo kịp những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo.

Với những thành công trước đó của SpaceX và Tesla, giới công nghệ AI càng có cơ sở để tin vào tương lai tươi sáng của dự án Neuralink.

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo là vô cùng, nhưng sau 7 thập kỷ phát triển, con người mới chỉ đạt được những thành tựu phần nhiều về “lý thuyết”, hầu hết chỉ tập trung cho các lĩnh vực công nghệ, giải trí, khoa học. Mới đây nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển thiết bị cho phép đưa thẳng kiến thức đến não người như trong bộ phim có tên “Ma trận”. Đây được coi là bước đột phá đầu tiên trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập.

Một tình nguyện viên tham gia trong thí nghiệm đưa kiến thức đến não bộ. Ảnh: Gizmodo
Một tình nguyện viên tham gia trong thí nghiệm đưa kiến thức đến não bộ. Ảnh: Gizmodo

Dù vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam, nhưng các công ty lớn như FPT, Topica cũng đã dành nhiều công sức đầu tư nghiên cứu trí tuệ nhân tạo nhằm chuẩn bị cho một cuộc chạy đua đường dài trong tương lai. Ấn tượng nhất phải kể đến Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo - AI Lab đầu tiên tại Đông Nam Á do Topica Edtech Group xây dựng nhằm phát triển các công nghệ liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giáo dục.

Một trong những hoạt động nổi bật của AI Lab được cộng đồng công nghệ rất chờ đón đó là cuộc thi AI Edtech Asia Hackathon 2017. Năm nay, cuộc thi mở rộng hơn dành cho các bạn trẻ đam mê công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng tại Việt Nam. Hơn 200 đội thi đăng ký từ vòng sơ loại, trải qua các vòng thi tuyển sẽ còn lại 20 đội cuối cùng lọt vào chung kết. Các đội sẽ tham gia lập trình theo nhóm từ 3 - 5 người với thời gian quy định 48 tiếng, xoay quanh chủ đề đưa học máy (ML) và trí tuệ nhân tạo (AI) vào công nghệ giáo dục nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ sáng tạo, độc đáo và mới lạ nhất.

Elon Musk: Hợp nhất não người và máy tính không còn là ước mơ - 3

Ứng dụng “đẹp nhưng chưa thông minh" VR trong học tiếng Anh, sẽ mời các đội chơi áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong AI Edtech Asia Hackathon vào 23/4/2017 tới

Các đội sẽ tham gia thi tại 3 hạng mục chính là: Đưa AI vào 5 ứng dụng sẵn có trên kính thực tế ảo (VR), Hololens, Hologram, Kinect; Phát triển ứng dụng AI cho giáo dục; Phát triển ứng dụng AI bất kỳ.

Các đội tham gia AI Edtech Asia Hackathon 2017 có cơ hội phát triển các sản phẩm công nghệ giáo dục dựa trên việc khai phá trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận được nhiều giải thưởng giá trị từ các đơn vị. Đội thắng cuộc sẽ có cơ hội nhận được học bổng toàn phần JAIST Nhật Bản và đồng hành 6 tháng với TOPICA AI Lab, TOPICA Edtech Lab. Đồng thời, những đội thi còn có cơ hội được gặp gỡ các đại diện Facebook, Google, IBM,... đến săn nhân tài AI và nhận giải thưởng tiền mặt lên đến 50 triệu đồng.

Trong AI Edtech Asia Hackathon 2017, dựa trên các thiết bị VR, Hololens, Hologram, các đội thi sẽ đưa AI vào từng ứng dụng bao gồm: TOPICA IVY (Chương trình học tiếng Anh qua kính thực tế ảo VR và thiết bị Gear 360); ứng dụng Hololens và Hologram cho phép tạo ra hình ảnh 4 chiều cho mua sắm và học tập ảo; thiết bị cảm biến ngoại vi Kinect áp dụng với các chương trình học vận động như Yoga, múa, nhảy.

Elon Musk: Hợp nhất não người và máy tính không còn là ước mơ - 4

Các đội thi sẽ đưa AI vào 5 ứng dụng sẵn có trên VR, Hololens, Hologram, Kinect

Những vị giám khảo của AI Edtech Asia Hackathon 2017 là các chuyên gia có tên tuổi trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ, bao gồm:

- Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ (CTO) FPT, người đặt nền móng cho việc ứng dụng nhiều công nghệ mới tại FPT.

- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoài, Trưởng khoa CNTT, Đại học Hà Nội.

- Phạm Thúc Trương Lương, Tổng Giám đốc Công ty CP Giáo dục Tinh Vân

- Lê Minh Hưng, Giám đốc Viettel Cyber Space.

- Lê Công Thành, Giám đốc TOPICA AI Lab, Giải nhất Nhân tài Đất Việt 2016.

Hiện BTC đang tiếp nhận hồ sơ, các đội chơi có thể đăng ký tham gia cuộc thi tại đây.

B.N