Điện toán đám mây – Không có mạng thì sao?

Cung cấp phần mềm qua mạng dựa trên mô hình điện toán đám mây đang trở thành xu hướng chính trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, liệu chúng có khả dụng nếu đường truyền của bạn không ổn định?

Mô hình công nghệ điện toán đám mây

Mô hình công nghệ điện toán đám mây Điện toán đám mây, mô hình công nghệ trong đó dữ liệu và xử lý thông tin diễn ra hoàn toàn trên Internet, đang trở thành một xu hướng chính gần đây. Có thể kể ra rất nhiều ưu điểm của mô hình này cho người sử dụng như: không chi phí duy trì cơ sở hạ tầng, liên tục được cập nhật bảo trì, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị … Ngay cả ông lớn trong làng công nghệ như Microsoft cũng nhận thấy xu hướng này và ra những phiên bản “đám mây” cho con cưng Microsoft Office của mình.
 
Mặc dù vậy, tại Việt Nam, điện toán đám mây mới chỉ thực sự nở rộ trong các dịch vụ cá nhân như lưu trữ file. Từ góc nhìn của những người làm kinh doanh, hạn chế lớn của phần mềm điện toán đám mây là yêu cầu kết nối Internet. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng mạng còn chưa tốt như ở Việt Nam, đây thực sự là một thách thức không nhỏ. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn là một siêu thị sử dụng phần mềm bán hàng online (trực tuyến), khi không có mạng, nhân viên thu ngân sẽ không thể quét mã vạch để tìm kiếm thông tin giá hàng. Như vậy, kể cả khi có máy tính bỏ túi làm phương án dự phòng, hoạt động kinh doanh cũng sẽ bị đình trệ.

Hầu hết các phần mềm điện toán đám mây khi gặp phải yêu cầu khắt khe về tính ổn định đều đưa ra một phiên bản cài đặt. Phiên bản cài đặt giúp chương trình hoạt động kể cả khi không có Internet, và dữ liệu sẽ được đồng bộ về máy chủ khi đường truyền xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này làm cho giải pháp không còn là “đám mây” đúng nghĩa nữa. Bạn sẽ vẫn đau đầu với việc cài đặt, bảo trì, ngăn chặn virus, …
 
Một hướng tiếp cận mới đang được những nhà tiên phong trong điện toán đám mây thúc đẩy là sử dụng công nghệ lưu trữ offline trong chuẩn HTML5. Công nghệ này cho phép một ứng dụng web cũng có thể lưu trữ dữ liệu tạm thời trên bộ nhớ của trình duyệt và sử dụng được khi không có kết nối mạng. Ví dụ điển hình là ứng dụng Gmail Offline, cho phép bạn đọc mail cũ khi offline. Tại Việt Nam, phần mềm bán hàng kiotviet.com đã đi tiên phong áp dụng công nghệ này. Nhân viên bán hàng có thể truy xuất dữ liệu hàng hóa cũng như thanh toán cho khách hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoàn toàn chỉ qua trình duyệt web.  

Công nghệ lưu trữ dữ liệu offline

Công nghệ lưu trữ dữ liệu offline
 
Dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng điện toán đám mây với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chuẩn HTML5 đang khẳng định một xu thế tất yếu trong kỷ nguyên CNTT mới. Nếu như hệ điều hành Windows là nền tảng cho các ứng dụng cài đặt thì trình duyệt web hiện đại như Chrome chính là nền tảng cho các ứng dụng điện toán đám mây. Sẽ thật thú vị để xem sự canh tranh giữa Windows và Chrome, giữa cái “cũ” và cái “mới”, diễn ra như thế nào.

 

                                                                                                                                Nguyễn Ngọc Giang