Chế độ Sleep hay Hibernate trên máy tính hiệu quả hơn?

(Dân trí) - Nhiều người dùng có thói quen thích sử dụng tính năng Ngủ đông (Hibernate) để lưu lại các tác vụ đang thực hiện dở trước khi tắt máy, một số lại thích đưa máy vào trạng thái Nghỉ (Sleep). Vậy, ưu nhược điểm của hai hình thức này thực tế là gì?


T ính năng  Ngủ đông (Hibernate) để lưu lại các  tác vụ  đang thực hiện dở trước khi tắt máy , còn  trạng thái  Nghỉ (Sleep) giúp tiêu tốn ít  điện năng  hơn, đồng thời cũng cho phép ngay lập tức quay trở lại công việc khi bạn sẵn sàng.

Theo đánh giá tổng quan, hai hình thức Sleep và Hibernate không có quá nhiều nhiều điểm khác nhau. Về cơ bản chúng chỉ là các tính năng giúp bạn dừng công việc tức thời, và hiển thị trở lại khi cần thiết. Mặc dù Hibernate tỏ ra ưu thế hơn trong một vài trường hợp (thí dụ khi bạn cần lại để áp dụng một tính năng cài đặt nào đó, đồng thời vẫn muốn lưu lại các tác vụ hiện hành), thế nhưng chế độ Sleep theo như đánh giá mới là tính năng mang đến nhiều thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.
 
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số máy tính để bàn, cũng như laptop hiện đại ngày nay đều đạt chứng chỉ Energy Star về khả năng điện. Trong đó có đề cập đến khả năng đưa thiết bị xuống mức điện năng tiêu thụ thấp nhất, bao gồm hai trạng thái là Idle và Sleep. 

Có thể lấy thí dụ như chiếc laptop Dell Inspiron 15 với bộ xử lý core i3 và mức điện năng tiêu tốn trung bình là 6.9 W ở trạng thái thông thường. Thử nghiệm tiến hành khi đưa máy vào chế độ Sleep, lượng điện tiêu thụ sẽ giảm xuống rất thấp, chỉ còn 0,5 W. Nếu như ta so sánh với lượng điện lúc tắt máy nhưng vẫn cắm sạc, con số này chẳng chênh lệch là bao (0,5 W so với 0,2 W).

Do đó, nếu như người dùng đưa máy vào chế độ Hibernate, họ sẽ cùng lắm chỉ tiết kiệm được 0,3 W điện năng. Tuy nhiên nếu tính đến khoảng thời gian cần thiết để khởi động máy khi chạy chế độ này, chúng ta chắc chắn sẽ biết được câu trả lời về việc tính năng nào hoạt động hiệu quả hơn: Sleep.

Nguyễn Nguyễn


Quốc Phan
Quốc Phan