Camera smartphone: “Cuộc chiến” giữa độ phân giải và khẩu độ

Khi ra mắt điện thoại, các hãng hay nhấn mạnh về độ phân giải (megapixel) lớn và coi đó là yếu tố quan trọng nhất giúp hình chụp đẹp. Giới nhiếp ảnh nói chung lại cho rằng megapixel lớn không quá “anh hùng”, nhất là trong điều kiện chụp thiếu sáng thì khẩu độ (f) mới là nhân tố quyết định.

1. Megapixel (MP) lớn nhiều khi chỉ để “làm hàng”?

Khi chọn điện thoại để chụp hình người mua thông thường sẽ quan tâm ngay đến megapixel, và luôn tin chắc độ phân giải càng cao thì chất lượng hình chụp cũng cao tương ứng. Thực tế, megapixel là số điểm ảnh (pixel) bên trong bức ảnh, một MP = 1.000.000 điểm ảnh. Nếu bức ảnh có 12 triệu điểm ảnh thì được gọi là bức ảnh 12MP. Như vậy, độ phân giải của camera càng cao, độ chi tiết của bức ảnh càng nhiều, thì bức ảnh chụp ra sẽ sáng hơn, rõ ràng hơn, sắc nét hơn so với những camera có độ phân giải thấp. Nhưng sự khác nhau về chất lượng giữa bức ảnh 4MP, 8MP, 13MP và 18 MP không lớn tương ứng như các con số của chúng. Và để có một bức ảnh đẹp thì ngoài độ phân giải, các yếu tố ánh sáng, tốc độ chụp, ISO… cũng quan trọng không kém.

Bức hình bên trái có độ phân giải 4.7MP không khác so với bức hình bên phải có độ phân giải 13MP
Bức hình bên trái có độ phân giải 4.7MP không khác so với bức hình bên phải có độ phân giải 13MP

Theo tính toán của các chuyên gia thì với mục đích sử dụng thông thường, độ phân giải khoảng 3MP là đủ. Những bức hình muốn chụp nhiều chi tiết hơn hoặc in cỡ lớn, xem trên các loại tivi 4K hoặc cắt cúp mà không sợ bị ảnh hưởng tới chất lượng thì khoảng 8MP là đã đáp ứng được. Nên nếu độ phân giải lớn mà các tính năng khác như lấy sáng, tốc độ chụp không lớn tương ứng… thì chỉ có tính chất “làm hàng”, đặc biệt là khi chụp hình trong điều kiện thiếu sáng.

2. Khẩu độ - người hùng cho những tấm hình chụp thiếu sáng

Nếu ánh sáng là yếu tố quyêt định đến vẻ đẹp của hình chụp, thì không ngạc nhiên khi các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp coi khẩu độ (f) là người hùng. Khẩu độ (ống kính) máy ảnh, là độ mở của cửa điều sáng tại ống kính máy ảnh, có nhiệm vụ điều chỉnh lượng sáng vào ống kính. Không như megapixel, chỉ số f lớn hay nhỏ sẽ ảnh hướng ngay lên ảnh chụp. Khẩu độ của ống kính càng lớn (tức là số f càng nhỏ) thì lượng ánh sáng đi vào ống kính máy ảnh tại một thời điểm càng cao, ánh sáng vào càng nhiều cho ảnh sáng hơn. Đồng thời, khẩu độ cao sẽ giúp hậu cảnh, độ sâu của trường ảnh tốt hơn khiến nhân vật chính nổi bật. Việc ánh sáng vào nhiều cũng giúp ống kính hoạt động nhanh hơn, giảm thời gian phơi sáng, do đó hạn chế các yếu tố nhiễu, nhòe... và có thể chụp được các đối tượng chuyển động nhanh. Vì thế, những bức hình chụp từ điện thoại có khẩu độ f/1.9 sẽ sắc nét và đẹp hơn các dòng smartphone có khẩu độ f/2.2 hoặc f/2.0.

Nên không ngạc nhiên khi tại thị trường điện thoại phổ thông, Galaxy J (2016) được gọi là "thủ lĩnh bóng đêm". Hai chú dế này không chỉ sở hữu camera có độ phân giải 13Mp, mà còn được trang bị khẩu độ f/1.9 “xịn” cho cả camera trước và sau – vốn chỉ xuất hiện ở dòng smartphone cao cấp như S và Note - giúp lượng ánh sáng đi vào ống kính máy ảnh lên đến 34%, đồng thời trang bị đèn LED giúp tăng cường ánh sáng, cho phép người dùng sở hữu những bức hình đẹp trong điều kiện thiếu sáng không kém những đàn anh dòng cao cấp. Ngoài ra, hai sản phẩm này còn được thiết lập rất nhiều tính năng như: thiết lập việc lấy nét, chụp ảnh hẹn giờ, điều chỉnh ISO, cân bằng trắng, chế độ chụp đêm, chế độ chỉnh sửa chuyên nghiệp, chế độ HDR, chế độ selfie… để người sử dụng có thể sở hữu những bức hình đẹp như mơ. Smartphone sắp về Việt Nam trong tháng 9 tới của Samsung là Galaxy J7 Prime – được mệnh danh là “kẻ hủy diệt” tầm trung – cũng được dự đoán là sẽ có khẩu độ f/1.9 cho cả 2 camera trước và sau.


Hình ảnh cây cọ có độ sâu & sắc nét hơn hẳn khi chụp với Galaxy J (2016) nhờ khẩu độ cao f/1.9.

Hình ảnh cây cọ có độ sâu & sắc nét hơn hẳn khi chụp với Galaxy J (2016) nhờ khẩu độ cao f/1.9.

Từ Bình