Bên trong nhà máy lắp ráp smartphone Moto X của Motorola tại Mỹ

(Dân trí)-Moto X là mẫu smartphone mà Motorola và Google tự hào được thiết kế và sản xuất tại Mỹ. Để mọi người có thể rõ hơn về “niềm tự hào” này, Motorola đã “mở cửa” nhà máy của mình để những ai quan tâm có thể ghé thăm thông qua dịch vụ Google Street View.

Được ra mắt hồi cuối tháng 8 vừa qua, Moto X được xem là chiếc smartphone giúp gây dựng lại hình ảnh của Motorola sau một thời gian dài không ra mắt mẫu smartphone đáng chú ý nào. Chiếc smartphone này cũng được xem là “con chung” đầu tiên giữa Motorola và Google sau khi “gã khổng lồ tìm kiếm” mua lại Motorola.

Bên cạnh những điểm nhấn đáng chú ý kể trên, một điểm khác ở Moto X khiến nhiều người quan tâm đó là chiếc smartphone này được sản xuất và lắp ráp tại Mỹ, thay vì các nhà máy ở Trung Quốc hay các quốc gia khác như phần lớn smartphone hiện nay. Đây được xem là niềm tự hào của cả Google lẫn Motorola và luôn là yếu tố được nhắc đến trong các chiến dịch quảng cáo của Moto X.

2500 nhân công đang làm việc tại nhà máy của Motorola tại Mỹ
2500 nhân công đang làm việc tại nhà máy của Motorola tại Mỹ

Để thực hiện điều này, Motorola đã phục hồi lại một nhà máy ở Texas vốn được sử dụng trước đây bởi Nokia. Chỉ trong vòng 6 tháng, nhà máy đã được cập nhật mới hoàn toàn dây chuyền sản xuất của Motorola để thay thế cho dây chuyển sản xuất của Nokia trước đây. 

2500 nhân công của Motorola hiện đang làm việc tại nhà máy này, với sản lượng 100.000 thiết bị mỗi tuần, tuy nhiên Motorola cho biết hãng hoàn toàn có thể tăng sản lượng lên hàng chục triệu thiết bị. Với quy mô nhà máy lên đến hơn 37 ngàn mét vuông, thật không quá khó để Motorola có thể thực hiện điều này.

Theo CEO Dennis Woodside của Motorola thì việc đặt nhà máy tại Mỹ là rất quan trọng trong khả năng tùy biến lớp vỏ của Moto X, một trong những tính năng nổi bật trên chiếc smartphone này, khi cho phép người dùng tùy biến, lựa chọn màu sắc và cả khắc tên của mình lên lớp vỏ của Moto X khi đặt mua sản phẩm. 

Bên cạnh đó, điều này còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kỹ thuật, khi giúp các kỹ sư của Motorola tại Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận dây chuyền sản xuất ở nhà máy để thực hiện các thay đổi hay những sự điều chỉnh về mặt thiết kế của thiết bị nhanh chóng hơn khi nhà máy được đặt ở nước ngoài.

“Người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến xuất xứ của các sản phẩm mà họ đang sử dụng, bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy rằng tiền lương của nhân công tại các quốc gia châu Á đang dần trở nên tăng cao hơn, trong khi tại Mỹ vẫn đang ổn định”, Dennis Woodside cho biết. “Việc đầu tư nhà máy tại Mỹ sẽ tốn những khoản chi phí lớn ban đầu, tuy nhiên chi phí này sẽ được giảm dần theo thời gian và mang đến những lợi ích nhất định”.

Tuy nhiên, không phải mọi bộ phận của Moto X đều được sản xuất tại Mỹ. Nhà máy của Motorola ở Texas thực hiện chủ yếu vai trò thiết kế và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, trong khi đó một vài bộ phận của thiết bị, như nút điều chỉnh âm lượng, màn hình hay camera… đều được sản xuất ở châu Á trước khi chuyển đến đây để lắp ráp. Motorola cho biết việc lắp ráp sản phẩm tại Mỹ sẽ là bước đầu tiên và họ hy vọng sẽ sớm có một nhà máy sản xuất toàn bộ các linh kiện ngay tại Mỹ.

Hiện Motorola còn có các nhà máy khác ở Trung Quốc, Brazil và Argentina.

Với việc Motorola mở cửa nhà máy tại Mỹ để sản xuất Moto X, không ít người Mỹ xem rằng việc sử dụng chiếc smartphone này của Motorola là yêu nước, bởi lẽ trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, động thái của Motorola giúp tạo ra không ít việc làm và thu nhập cho người dân ngay tại nước Mỹ.

Mới đây, Motorola đã cho phép “mở cửa” nhà máy sản xuất của mình tại Texas để cho phép những ai quan tâm có thể ghé thăm thông qua dịch vụ Google Street View của Google. Bạn đọc có thể xem chi tiết bên trong nhà máy của Motorola tại đây.

Những hình ảnh về nhà máy lắp ráp Moto X tại Mỹ:

Cổng vào nhà máy. Đây vốn là nhà máy được sử dụng bởi Nokia trước đây.
Cổng vào nhà máy. Đây vốn là nhà máy được sử dụng bởi Nokia trước đây.

Cổng vào nhà máy. Đây vốn là nhà máy được sử dụng bởi Nokia trước đây.
2500 nhân công với 14 dây chuyển sản xuất, lắp ráp khác nhau cho công suất 100.000 thiết bị mỗi tuần.

Cổng vào nhà máy. Đây vốn là nhà máy được sử dụng bởi Nokia trước đây.
Dây chuyền lắp ráp của Moto X. Quá trình lắp ráp bắt đầu từ phía bên phải và kết thúc về phía bên trái của dây chuyền.

Cận cảnh các công nhân đang làm việc trong dây chuyền lắp ráp
Cận cảnh các công nhân đang làm việc trong dây chuyền lắp ráp

Mỗi công nhân phụ trách mỗi linh kiện khác nhau cho dây chuyền lắp ráp
Mỗi công nhân phụ trách mỗi linh kiện khác nhau cho dây chuyền lắp ráp

Bản đồ cho thấy cách bố trí các bộ phận làm việc trong nhà máy
Bản đồ cho thấy cách bố trí các bộ phận làm việc trong nhà máy

Bản đồ cho thấy cách bố trí các bộ phận làm việc trong nhà máy
Một vài linh kiện được sản xuất trực tiếp ở nhà máy, trong khi đó một vài linh kiện khác được nhập về từ các nhà máy khác của Motorola ở bên ngoài.

Bản đồ cho thấy cách bố trí các bộ phận làm việc trong nhà máy
Một nửa nhà máy thực hiện nhiệm vụ lắp ráp Moto X theo tùy chọn của khách hàng, trong khi một nửa nhà máy khác lắp ráp phiên bản tiêu chuẩn thông thường dành cho nhà mạng

Hệ thống máy được sử dụng để tùy biến lớp vỏ theo tùy chọn của khách hàng
Hệ thống máy được sử dụng để tùy biến lớp vỏ theo tùy chọn của khách hàng

Những sản phẩm hoàn chỉnh với màu sắc khác nhau theo yêu cầu của khách hàng
Những sản phẩm hoàn chỉnh với màu sắc khác nhau theo yêu cầu của khách hàng

Toàn cảnh nhà máy của Motorola tại Mỹ
Toàn cảnh nhà máy của Motorola tại Mỹ
Toàn cảnh nhà máy của Motorola tại Mỹ

Phạm Thế Quang Huy