Xuất hiện tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân nhiễm H7N9

(Dân trí) - Các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đã xác nhận có tình trạng kháng 1 số loại thuốc trong đó có Tamiflu ở 3 bệnh nhân H7N9.

Xuất hiện tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân nhiễm H7N9

Một y tá đang làm việc tại 1 bệnh viện bị cách ly ở Thượng Hải, nơi 1 nam giới đang được điều trị cúm H7N9

 

Các thử nghiệm cho thấy khả năng kháng thuốc ở 1 số bệnh nhân H7N9 xuất hiện trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc Tamiflu hay peramivir và thuốc corticosteroid, một chuyên gia vi rút học cho biết.

 

Theo thông tin đăng tải trên tờ The Lancet, có 3 trong số 14 bệnh nhân mắc bệnh từ 4-20/4 đã được khám ở 1 trung tâm y tế ở Thượng Hải đã mang phiên bản vi rút kháng thuốc.

 

Trong số 3 người này, một người xuất hiện tình trạng kháng thuốc sau khi được điều trị (có thể là điều trị bằng Tamiflu)..

 

Điều này đã dẫn tới những lo ngại rằng việc điều trị có thể sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc ở những thuốc dùng để điều trị.

 

“Rõ ràng sự kháng thuốc dễ dàng ở vi rút cúm A/H7N9 là rất đáng lo ngại”, nhóm nghiên cứu viết và nhóm nhấn mạnh việc điều trị sớm vẫn là hành động tốt nhất.

 

Đây là những trường hợp đầu tiên được xác nhận là kháng H7N9 và 2 trong số này đã tử vong khi lượng vi rút trong cơ thể không ngừng tăng cao, buộc phải thở máy…. Ngoài tìm thấy vi rút ở họng, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết vi rút trong phân, máu, nước tiểu và họ đang xem xét liệu nó có thể lây lan qua đường ho hay hắt hơi. Và các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét liệu thuốc corticosteroid có phải là thủ phạm góp phần làm tình trạng kháng thuốc phát triển.

 

Thứ 2 vừa qua, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm H7N9 mới nào và đây là tuần thứ 2 liên tiếp.

 

Như vậy đã có 130 người bị nhiễm cúm A/H7N9 và đã có 37 trường hợp tử vong kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 2 tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

 

Vi rút này được tin là lây từ người sang chim nhưng cũng có những lo ngại rằng có khả năng vi rút này lây từ người sang người.

 

Các kết quả ở phòng thí nghiệm đăng tải trên tờ Khoa học Mỹ tháng Tư cũng chỉ ra rằng chủng H7N9 có thể lây lan giữa các loài có vú, đặc biệt là chồn và cũng có nghĩa là có thể lây từ người sang người trong những điều kiện nhất định.

 

H7N9 gây viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở và nguy hiểm hơn cúm mùa.

 

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã sớm cảnh báo vi rút này có thể kháng các loại thuốc điều trị như Tamiflu.

 

Tổ chức này cho biết cũng đã nghiên cứu vắc xin nhưng các nhà quan sát cho rằng đến khi có kết quả chính thức thì đã quá muộn vì dịch bệnh đã có thể xảy ra.

 

Tuần trước, ông Keiji Fukuda, đại diện của WHO cho biết thế giới chưa sẵn sàng để đối phó với 1 đại dịch cúm.

 

Vi rút cúm H7 lưu hành ở một nhóm các loài chim trong đó H7N9 là 1 nhóm mà chưa bao giờ xuất hiện ở người cho tới khi bùng nổ tại Trung Quốc

 

Trần Phương

Theo channelnassia