Viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP: Hậu quả và giải pháp

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một trong những tác nhân chính có thể gây ra viêm loét dạ dày và nếu không điều trị kịp thời, triệt để thì có thể sẽ gây biến chứng ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm được phát hiện năm 1982. Đây là một loại khuẩn phổ biến sống trong niêm mạc dạ dày, môi trường axit là môi trường thuận lợi nhất để chúng sinh sôi. Loại khuẩn này có hình chữ S, ở đầu có các lông mao giúp chuyển động trong các lớp nhầy của niêm mạc dạ dày gây tổn thương dẫn đến viêm trợt loét, xung huyết dạ dày.

Tác hại của vi khuẩn HP với dạ dày
Tác hại của vi khuẩn HP với dạ dày

Sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày phụ thuộc vào khả năng trung hòa acid dạ dày thông qua men Urease có trên bề mặt và trong bào tương của vi khuẩn. Men Urease này giúp xúc tác phản ứng chuyển hóa Ure trong thức ăn thành NH3 và CO2. Lượng NH3 này cùng với các sản phẩm khác của quá trình chuyển hóa của HP gây độc tế bào.

Những tác hại chính mà khuẩn HP gây ra cho dạ dày là:

- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Đây là phản ứng viêm có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng. Các biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn này là: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.

- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Là giai đoạn sau của viêm cấp tính niêm mạc dạ dày, tổn thương này có tính chất kéo dài và tiến triển chậm, có thể lan toả hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày.

- Loét dạ dày, hành tá tràng: Loét dạ dày, hành tá tràng thường gây biến chứng chảy máu, và biến chứng này có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.

- Ung thư dạ dày: Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa sẽ dẫn tới ung thư dạ dày.

Đường lây nhiễm vi khuẩn HP

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng nước ta rất cao là do thói quen ăn uống “chung đụng”.

Một số biểu hiện khi bị nhiễm vi khuẩn HP
Một số biểu hiện khi bị nhiễm vi khuẩn HP

Diệt vi khuẩn HP - Nên kết hợp Đông Tây Y

Khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét dạ dày - tá tràng, cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid.

Điều cần lưu ý là phải sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi nếu không sẽ có nguy cơ kháng thuốc, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng kết hợp với các thảo dược có tính chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.P như Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.

Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công Nano Curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, đạt chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ và chuyển giao thành viên nang mềm CumarGold.

Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng gọi Trung tâm tư vấn sức khỏe miễn cước 1800.1796 hoặc truy cập website http://cumargold.vn/