Viêm loét dạ dày có dễ gây ung thư?

(Dân trí) - Ước tính có tới 10% cộng đồng dân cư nước ta mắc viêm loét dạ dày tá tràng, chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm và tỷ lệ mắc ở nam giới gấp 4 lần nữ giới.

Điểm mặt hung thủ gây viêm loét dạ dày

Nguyên nhân hàng đầu, chiếm tỷ lệ cao nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn HP thì viêm loét dạ dày tá tràng còn do một số yếu tố khác gây nên như do dùng thuốc aspirin, corticoid, thuốc chữa khớp không steroid, do uống nhiều rượu bia, do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn.

Vi khuẩn
Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày

Rất dễ biến chứng thành ung thư

Hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét dạ dày có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày … và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22%.

Có những bệnh nhân do bị vết loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong.

Các bác sĩ cũng cảnh báo, bệnh nhân loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 2 - 6 lần. Điều đáng nói là triệu chứng lâm sàng của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất khó phân biệt, đều là đau rát vùng thượng vị, kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn…, chỉ phân biệt được khi nội soi để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết. Nên đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh, đi ngoài phân đen mới đến bệnh viện để kiểm tra thì đã muộn, tiên lượng xấu vì ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và thời gian sống của người bệnh không được bao lâu.

Những tiến bộ y khoa trong điều trị

Ước tính mỗi năm tỉ lệ người mắc viêm loét dạ dày tá tràng tăng 0,2%, trước tình hình diễn biến phức tạp như vậy, một điều đáng phấn khởi là đội ngũ y khoa trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực từng ngày để cải thiện và khám phá ra các phương thức chữa trị mới hiệu quả hơn.

Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày xuất hiện ngày càng nhiều thế hệ mới cùng với đó là công nghệ chiết xuất các dược thảo ngày càng tiên tiến nhờ đó mà quan điểm và phương pháp điều trị đã thay đổi hẳn, từ một bệnh chủ yếu điều trị bằng ngoại khoa, đã trở thành một bệnh chủ yếu điều trị bằng nội khoa.

“Nano hóa” hoạt chất
từ thảo dược về kích thước 30nm
“Nano hóa” hoạt chất từ thảo dược về kích thước 30nm

Để độc giả hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa, phương pháp điều trị cũng như tiếp cận với các tiến bộ y học mới nhất trong điều trị bệnh dạ dày và ung thư, Báo Dantri tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến “Những tiến bộ y học trong điều trị bệnh dạ dày và ung thư” với sự tham gia của 2 chuyên gia:

Viêm loét dạ dày có dễ gây ung thư?

- PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ - Nguyên Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam, Nguyên trưởng khoa tiêu hóa BV Bạch Mai.

- PGS.TS Lê Văn Thảo - Cố vấn Y học Trung tâm thí nghiệm Nano, ĐH Quốc Gia TPHCM, Nguyên Giám đốc bệnh viện Ung bướu Hà nội

Buổi giao lưu trực tuyến được tổ chức vào 14h ngày 18/12/2014

Mời độc giả đặt câu hỏi TẠI ĐÂY

Nhân Hà