Vẩy nến ở chân là bệnh gì? Điều trị ra sao cho hiệu quả?

(Dân trí) - Vẩy nến là bệnh ngoài da thường gặp, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới. Bên cạnh các vị trí thường gặp như khuỷu tay, da đầu, đầu gối,... vẩy nến ở chân cũng là tình trạng khá phổ biến.

Vẩy nến ở chân có đặc điểm gì?

Thông thường, tế bào da sẽ mất khoảng 28 - 30 ngày để sản sinh, chết đi, tiến dần lên bề mặt da, rồi rơi ra ngoài cơ thể. Nhưng khi bị vẩy nến, do sự tấn công của hệ miễn dịch bị rối loạn, tế bào da bị đẩy nhanh quá trình, chỉ còn 3 - 4 ngày. Các tế bào da hình thành liên tục, chết đi và được nâng lên bề mặt da nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể nên tích tụ lại, gây viêm sưng và các tổn thương da đỏ, có vẩy trắng.

Thông thường, vẩy nến hình thành tại các vị trí như khuỷu tay, đầu gối, da đầu, tuy nhiên bệnh vẩy nến ở chân không phải tình trạng hiếm gặp. Người bệnh có thể bị vẩy nến ở móng, khớp hoặc bàn chân.

Vẩy nến ở chân và bàn chân

Vẩy nến có thể gặp ở chân (kéo dài từ đùi xuống chân) và bàn chân trong các trường hợp sau:

- Vẩy nến mụn mủ: Thể vẩy nến này thường xuất hiện ở lòng bàn chân với các mụn có mủ trắng, gây đau đớn và hạn chế khả năng di chuyển, vận động. Vẩy nến mụn mủ tổng quát có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chân của người bệnh.

- Vẩy nến thể mảng: Vẩy nến thể mảng có thể xuất hiện ở chân tại vùng đầu gối với các tổn thương đỏ, sưng viêm và bong vẩy trắng hoặc bạc. Nếu vẩy nến mảng bám lan rộng có thể ảnh hưởng đến cả vùng da ở đùi, bắp chân, mu bàn chân.

Vẩy nến ở chân là bệnh gì? Điều trị ra sao cho hiệu quả? - 1
Bệnh vẩy nến ở chân

- Vẩy nến đảo ngược thường xuất hiện sau gối với tổn thương đỏ tươi, mịn và không có vẩy.

Vẩy nến ở móng

Người bệnh có thể bị vẩy nến ở móng chân, khiến móng bị đổi màu thành vàng hoặc đục, trên bề mặt móng xuất hiện các chấm rỗ nhỏ hoặc những đường lằn khiến móng bị sần sùi, biến dạng.

Vẩy nến ở khớp

Vẩy nến có thể xuất hiện tại các khớp, gọi là viêm khớp vẩy nến. Bệnh ảnh hưởng đến khớp gối, mắt cá chân, khớp ngón chân, khiến các khớp này sưng, đau, tấy đỏ, hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Nếu không điều trị vẩy nến sớm, người bệnh có thể bị tàn tật.

Cách điều trị bệnh vẩy nến ở chân

Cho đến nay, chưa có cách chữa trị bệnh vẩy nến khỏi hoàn toàn, nhưng có một loạt phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và hạn chế bệnh bùng phát. Lựa chọn cách điều trị nào sẽ phụ thuộc vào loại, vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Mục tiêu điều trị vẩy nến là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Ba phương pháp điều trị chính là: Sử dụng thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc toàn thân. Các phương pháp này chủ yếu là đáp ứng mục tiêu cải thiện triệu chứng thông qua cơ chế chống viêm, ức chế miễn dịch.

- Thuốc bôi có dạng kem, thuốc mỡ và dầu mà mọi người bôi trực tiếp lên da. Chúng bao gồm: Chất làm mềm da, kem dưỡng ẩm; Steroid; Chất tương tự vitamin D; Thuốc ức chế calcineurin; Nhựa than,…

- Liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là quang hóa trị liệu: Đây là phương pháp tiếp xúc da bị vẩy với tia cực tím. Để liệu pháp này đạt hiệu quả, mọi người có thể cần 2 hoặc 3 buổi trị liệu mỗi tuần.

- Phương pháp điều trị toàn thân hoạt động trên toàn cơ thể, bao gồm cả thuốc uống và thuốc tiêm. Các bác sĩ thường chỉ kê toa các loại thuốc này cho tình trạng bệnh vẩy nến nặng. Một số loại thuốc toàn thân thường được sử dụng gồm: Thuốc ức chế miễn dịch, như methotrexate hoặc cyclosporine; Steroid; Retinoids; Thuốc ức chế phosphodiesterase 4; Thuốc sinh học,… Các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên người dùng cần thận trọng.

- Lời khuyên về lối sống: Một số thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa bùng phát bệnh vẩy nến. Chúng có thể bao gồm:

+ Giữ gìn sức khỏe, chẳng hạn như duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh hút thuốc, giảm lượng rượu và áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng.

Vẩy nến ở chân là bệnh gì? Điều trị ra sao cho hiệu quả? - 2
Hãy hạn chế uống rượu để giúp cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến

+ Giữ cho da được giữ ẩm, như thường xuyên sử dụng các chất làm mềm và tránh sử dụng các loại xà phòng, mỹ phẩm có thể làm khô da.

+ Sử dụng nhật ký triệu chứng để xác định và tránh các tác nhân cụ thể, như thực phẩm và thời tiết.

+ Giảm thiểu căng thẳng bằng cách tập thiền định, yoga, trị liệu hoặc các chiến lược khác.

+ Tập thể dục thường xuyên.

Ngoài các biện pháp ở trên, người bị vẩy nến nên sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên cả dạng uống trong và bôi ngoài để cải thiện vẩy nến từ trong ra ngoài, đồng thời giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Cụ thể, bạn có thể tham khảo loại kem bôi thảo dược chứa lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ và thành phần chính chitosan - Đây là chất được tinh chế từ vỏ tôm hoặc vỏ các loài giáp xác khác giúp hình thành mô mới. Chitosan có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào, từ đó giúp làm mịn da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Còn loại viên uống chứa thành phần từ cây sói rừng - Đây là thảo dược có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc và chống tự miễn. Ngoài ra, sản phẩm viên uống còn có sự kết hợp của nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa vẩy nến tái phát.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq – Bộ sản phẩm cho người bị vẩy nến

Vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Vẩy nến ở chân là bệnh gì? Điều trị ra sao cho hiệu quả? - 3
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq

Người bị vẩy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và kem thảo dược Explaq. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua,… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.

Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang nên được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng và nên dùng Explaq hàng ngày.

Kim Miễn Khang và Explaq được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ 024.38461530 – 024.37367519, hotline miễn cước 18006107 – Website: https://kimmienkhang.vn/, https://explaq.vn/

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Minh Khang