Ung thư chỉ là một bệnh mạn tính?

(Dân trí) - Đó là chia sẻ của BS Uông Ba, Phó viện trưởng bệnh viện U bướu thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc).

Giới y học có một cách nói như thế này: trong số những người bị bệnh ung thư, có 1/3 là chết vì khiếp sợ. Tức là sau khi biết mình mắc ung thư, người bệnh sẽ nảy sinh sợ hãi, lo lắng và trầm cảm, làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, chế độ ăn uống và giấc ngủ... Hậu quả là cơ thể không thể đáp ứng thuốc cũng như "chiến đấu" chống lại bệnh tật.

Trên thực tế, ung thư vốn không đáng sợ nhưng chúng ta tưởng tượng, nó vốn dĩ không phải là bệnh vô phương cứu chữa.

Theo BS Uông Ba, ung thư thực ra giống như một bệnh mạn tính cao huyết áp hay bệnh tim mạch vành và chỉ có thái đội tích cực, đúng đắn đối mặt với ung thư, đồng thời lựa chọn phương pháp chữa trị hợp lý, khoa học sẽ làm cho tế bào ung thư và các tế bào bình thường trong cơ thể "chung sống hòa bình" với nhau.

Như vậy, chỉ cần phát hiện sớm, chữa trị sớm thì 1/3 người trong số họ có thể ngăn chặn, 1/3 có thể chữa khỏi và còn có 1/3 có thể cải thiện triệu chứng, giảm được đau đớn cho người bệnh, giúp cho người bệnh sống tốt hơn.

Ung thư chỉ là một bệnh mạn tính? - 1

Không thể thiếu sự chăm sóc và khích lệ của người nhà

Chung sống hòa bình với ung thư không có nghĩa là phải hy sinh mà là vì chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này không chỉ cần bản thân người bệnh tự mình điều chỉnh, mà còn cần sự khích lệ và chăm sóc của người thân.

Trên lâm sàng, có không ít người bệnh chia sẻ như thế này: “Trước khi bị bệnh, tôi cảm thấy tình cảm của anh chị em xa cách nhưng sau khi bị bệnh, các chị em tôi một lòng đồng hành, chăm sóc tôi rất tốt, làm tôi rất cảm động”.

Trên thực tế, mối thâm tình này vừa bất ngờ vừa thuận theo tình cảm và đạo lý tự nhiên. Nó làm cho tình thân gia đình càng thêm sâu sắc, làm cho rất nhiều người bệnh đắt đầu chú ý đến sức khỏe của mình và thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt của họ trước đây.

Viện phó Uông Ba khuyến cáo, tâm trạng và thái độ của người nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh. Vì vậy khi đối mặt với thực tế là người thân, quen mình bị ung thư, cần chú ý kiểm soát tâm trạng. Ttrước mặt người bệnh phải giữ được thái độ bình tĩnh, kể cả khi họ nguy cấp cũng không nên khóc lóc trước mặt người bệnh. Tâm trạng lúc nào cũng phải lạc quan, tích cực, “thúc đẩy” người bệnh, tuyệt đối không nên có tâm lý bi quan.

Trong suốt quá trình chăm sóc, người nhà nên dành sự quan tâm nhiều nhất đến người bệnh, đồng hành, an ủi để người bệnh cảm nhận được sự ấp áp và an toàn trong gia đình. Có lúc, người bệnh vì bệnh tật, tâm lý có thay đổi sẽ trở nên nhạy cảm, dễ cáu kỉnh, giận dữ, chỉ cần người nhà thấu hiểu và bao dung, làm một người đồng hành quan tâm tận tình, như vậy hiệu quả điều trị sẽ càng tốt hơn.

Ngoài ra, người bị bệnh ung thư và người nhà nên tìm đến nhóm những người bị bệnh ung thư đế sinh hoạt cùng nhau thường xuyên để nhận được sự thấu hiểu, ủng hộ lẫn nhau. Nhóm này có thể ở trên mạng, cũng có thể ở bên ngoài. Nếu tự thành lập ra một nhóm như thế này sẽ có được sức mạnh tinh thần mạnh mẽ hơn.

Ung thư chỉ là một bệnh mạn tính? - 2

“Tình yêu” là liều thuốc tốt chữa trị ung thư

Nghệ sỹ biểu diễn nổi tiếng của Trung Quốc- bà Đào Ngọc Linh đã đấu tranh với ung thư trong suốt 25 năm, bà mắc 3 bệnh ung thư nhưng vẫn sống rất vui vẻ. Trong mắt của bà, “gia đình, bạn bè và đồng nghiệp và khán giả đã cho tôi tình yêu và động lực, vì vậy tôi luôn vui vẻ khi đối mặt với bệnh tật”.

Một người bệnh khác tên là Lý Khai Hạ cũng khảng khái chia sẻ sau khi chữa khỏi ung thư là, anh ấy cảm nhận tình yêu thương chân thành của người thân và bạn bè, họ đã đồng hành cùng anh ấy trải qua thời khắc khó quên nhất. “Hãy để cho người thân, bạn bè tôi biết rằng tôi thực sự yêu họ rất nhiều, chính họ đã làm cho sinh mạng của tôi tràn đầy ánh hào quang và ấm áp”, Lý Khai Hạ nói.

Dương Hằng

Theo cancer39