Tại sao người bị tăng huyết áp thường mắc cả đái tháo đường?

(Dân trí) - Tăng huyết áp và đái tháo đường (tiểu đường) là hai bệnh riêng biệt nhưng có mối liên quan khá mật thiết. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để kiểm soát cả 2 bệnh này một cách hiệu quả?

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và đái tháo đường

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Bình thường, huyết áp ở mức 120/80mmHg. Nhưng khi huyết áp đạt mức 140/90 mmHg thì gọi là tăng huyết áp. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường tuýp 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp (trong đó, 25% ở người trẻ và 75% người lớn tuổi).

Tại sao người bị tăng huyết áp thường mắc cả đái tháo đường? - 1
Tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên quan mật thiết với nhau

Nghiên cứu Whitehall ở Anh theo dõi trong 10 năm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người đái tháo đường bị tăng huyết áp tăng gấp đôi so với người đái tháo đường có chỉ số huyết áp bình thường. Ngược lại, đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn.

Vậy tại sạo người bị tăng huyết áp thường mắc kèm bệnh đái tháo đường? Lý do là bởi khi tăng huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu, nếu không điều trị sẽ gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não. Mức glucose huyết tăng cao (một biểu hiện thường thấy ở người bị đái tháo đường) được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp. Ngược lại, ở người bị tăng huyết áp, luồng máu lưu thông đến thận bị cản trở, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu (diuretics) có kèm tác dụng phụ là tăng mức glucose huyết - tác nhân gây đái tháo đường trong cơ thể người bệnh tăng huyết áp.

Cách kiểm soát huyết áp cho người đái tháo đường

Những người bị tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, nguyên nhân, cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa các tai biến. Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cũng như protein từ thực vật, hạn chế ăn các chất béo và chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol; Giảm muối (< 6g/ngày); Hạn chế uống rượu, bia; Ngừng hút thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể lực,... là những lời khuyên chuyên gia dành cho bạn.

Tại sao người bị tăng huyết áp thường mắc cả đái tháo đường? - 2
Hạn chế uống rượu, bia để kiểm soát huyết áp

Những người có huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg cần được áp dụng biện pháp không dùng thuốc đơn độc trong 3 tháng, nếu không đạt được huyết áp mục tiêu thì phải kết hợp với việc dùng thuốc. Có rất nhiều nhóm thuốc dùng để điều trị cao huyết áp như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể, thuốc đối kháng canxi, thuốc giãn mạch, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc ức chế men chuyển,… Hầu hết các nhóm thuốc cao huyết áp đều có tác dụng phụ. Vì vậy, luôn phải cân nhắc lựa chọn nhóm thuốc nào có tác dụng tối ưu và hạn chế tác dụng phụ, đặc biệt là những tác dụng phụ trên thận để điều trị tăng huyết áp cho người bị đái tháo đường tuýp 2.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược tự nhiên để hỗ trợ kiểm soát huyết áp, tiêu biểu như cây cần tây. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương – Dùng cho người huyết áp cao

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Ở người lớn khi đo huyết áp theo phương pháp Korottkof, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp hệ thống động mạch. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cũng đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều bệnh như đột quỵ não, tim mạch, thậm chí là dẫn đến tử vong…

Tại sao người bị tăng huyết áp thường mắc cả đái tháo đường? - 3
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương

Để ổn định sức khỏe huyết áp, điều hòa huyết áp, xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc tự nhiên ngày càng được ưa chuộng. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương. Định Áp Vương là giải pháp hiệu quả và toàn diện giúp ổn định huyết áp, hạ huyết áp cho người tăng huyết áp. Định Áp Vương có sự kết hợp của thành phần chính cao cần tây với cao tỏi, cao lá dâu tằm, magiê (dưới dạng magnesium citrate), kali (dưới dạng potassium chloride), nattokinase, cao hoàng bá… có tác dụng hỗ trợ làm giảm lipid máu, giãn mạch, dưỡng tâm, hỗ trợ hạ cơn tăng huyết áp và dần ổn định huyết áp. Sản phẩm dùng cho những người tăng huyết áp; Người có nguy cơ bị tăng huyết áp: Người thường xuyên căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, người béo phì.

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi huyết áp ổn định, dùng 2 - 4 viên/ngày, chia làm 2 lần.

Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 1 - 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.38461530 – 024.37367519, tổng đài tư vấn (MIỄN CƯỚC): 18006105. Website: https://dinhapvuong.com/.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hải Vân