Phân biệt cảm và cúm khi thời tiết giao mùa

Khi bị cảm lạnh sẽ có các triệu chứng rát cổ họng, hắt hơi, sổ mũi… nhưng nếu là cúm sẽ kèm với biểu hiện sốt cao đột ngột 39-40oC, rét run, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, choáng váng, buồn nôn và ho khạc đàm mủ.

Cảm cúm và cảm lạnh: Đừng tưởng giống mà chủ quan!

Cảm lạnh và cảm cúm đều là những bệnh thuộc về đường hô hấp khi thời tiết giao mùa, chúng có những biểu hiện tương đối giống nhau như hắt hơi, ho, đau họng, sốt… nên nhiều người thường nhầm lẫn và tưởng 2 bệnh là một. Tuy nhiên, bệnh cúm lại nguy hiểm hơn rất nhiều so với cảm lạnh. Vì thế, chúng ta cần biết phân biệt cảm và cúm để có hướng xử trí, điều trị phù hợp.

BS Trịnh Ngọc Bình, BV Chợ Rẫy cho biết: “Mặc dù có triệu chứng giống nhau, nhưng bệnh cảm và bệnh cúm được gây ra bởi những virus khác nhau. Có hơn 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh mỗi khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, phổ biến nhất là Rhinovirus, Coronavirus và virus Parainfulenza (RSV). Nhưng chỉ có 3 loại virus gây ra bệnh cúm thường được gọi là virus cúm A, B hoặc C. Trong đó, các loại virus cúm A, B thường gây bệnh cho người và lây lan rất nhanh, còn vài chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H1N1, H5N1 có khả năng gây tử vong cao”.

Theo BS Bình, triệu chứng của cảm thường bắt đầu bằng đau rát vùng cổ họng trong 1-2 ngày, hắt hơi, sổ mũi nhiều, ho ít hoặc ho khan kèm theo sốt nhẹ không quá 38oC, ở trẻ nhỏ có thể sốt cao hơn. Cảm lạnh thông thường tự hết trong vòng từ 7-10 ngày, không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, những trường hợp kéo dài hơn có thể bội nhiễm vi trùng hay một bệnh lý khác.
Theo BS Bình, triệu chứng của cảm thường bắt đầu bằng đau rát vùng cổ họng trong 1-2 ngày, hắt hơi, sổ mũi nhiều, ho ít hoặc ho khan kèm theo sốt nhẹ không quá 38oC, ở trẻ nhỏ có thể sốt cao hơn. Cảm lạnh thông thường tự hết trong vòng từ 7-10 ngày, không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, những trường hợp kéo dài hơn có thể bội nhiễm vi trùng hay một bệnh lý khác.

Triệu chứng cúm tương tự như cảm nhưng trầm trọng hơn rất nhiều, diễn biến rất nhanh, dồn dập và thay đổi liên tục. Cúm thường kéo dài khoảng 1-2 tuần, đôi khi còn gây mệt mỏi kéo dài tới 2-3 tuần.

Biểu hiện bệnh là ho, đau họng, đột ngột sốt cao 39- 40oC kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, choáng váng, buồn nôn, ho khạc đàm mủ. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, nặng ngực. Các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn có thể gây nôn ói, tiêu chảy nhiều lần và đau đầu dữ dội.

Hiện nay, cúm vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ giảm triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng viêm phế quản, viêm phổi hoặc suy hô hấp đe dọa tính mạng. Người bệnh cúm nên được cách ly, hạn chế giao tiếp để không lây lan bệnh cho người khác.

“Chính vì vậy, dù là cảm hay cúm, nếu thấy bệnh diễn tiến quá nhanh và nặng qua các biểu hiện như: đau ngực trầm trọng, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, lú lẫn, nôn ói liên tục, màu sắc da tím tái, ở trẻ có thể không bú được, kích động hay ủ rũ hơn thường ngày có kèm phát ban thì cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của thầy thuốc.

Trường hợp sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường” - BS Bình nói.

Ngoài dùng thuốc người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nước để duy trì độ ẩm, súc miệng bằng nước muối, không nên vận động quá mức sẽ giúp việc tự hồi phục nhanh hơn.

Tiêm ngừa cúm là “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe khi giao mùa

Để chủ động phòng ngừa cảm và cúm, BS Bình khuyên người dân nên thường xuyên tập thể dục, bổ sung vitamin C, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh và trái cây để tăng sức để kháng. Cần thực hiện vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng khi tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ mắc bệnh. Nếu có thể nên mang theo dung dịch rửa tay khô mọi lúc để tiêu diệt các vi khuẩn hiện diện trên bàn tay.

Kết hợp với các biện pháp trên, người dân nên tiêm ngừa cúm đều đặn hằng năm. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh cúm.

Vắc-xin cúm được chỉ định tiêm phòng cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, đặc biệt là người già và những người mắc các bệnh mạn tính tiểu đường, tim mạch, thiếu máu, hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch hay những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm có nguy cơ cao như nhân viên y tế.

Tuy nhiên, một số người không nên tiêm nếu đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm ngừa cúm trước đó, dị ứng nghiêm trọng với trứng, đang bị sốt vừa hoặc cao, từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh) trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang. Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Phân biệt cảm và cúm khi thời tiết giao mùa - 2

An Hà