Nuôi con theo kiểu… tùy tiện

Theo một nghiên cứu thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được khảo sát trên 1200 bà mẹ ở 8 tỉnh thành phố… cho thấy có tới gần 60% trẻ nhỏ được nuôi dưỡng không đúng cách, dẫn đến thiếu chất, đặc biệt là thời kỳ ăn dặm.

Tiện gì ăn nấy

Chị Nguyễn Phạm Mai Anh, ở phố Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang nuôi con nhỏ 4 tháng tuổi. Cách đây khoảng 1 tháng, nghe nhiều người mách, chị đã cho con ăn nước cháo pha lẫn sữa công thức với “tần suất” 2 bữa/ngày. Chị bảo, vì mấy tháng đầu, con chị tăng cân ít chỉ 9 lạng đến 1kg/tháng nên để tăng cân nhiều hơn, nhanh hơn vả lại muốn con “cứng cáp” hơn chị đã nấu cháo lọc lấy nước rồi dùng nước đó để pha sữa cho con ăn. Tất nhiên, kèm với đó, chị vẫn cho con bú sữa mẹ theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.
 
Thế nhưng, “Mới ăn nước cháo được 1 tháng, dẫu chưa nói lên điều gì song dấu hiệu đầu tiên mà mình thấy là con mình bị “táo bón”. Không biết đó có phải hậu quả của việc ăn nước cháo không?”. Chị cũng tâm sự thêm: “Mình chưa lần nào đưa con đi khám về dinh dưỡng mà hoàn toàn nghe kinh nghiệm của người khác nói lại rồi làm theo. Những kinh nghiêm đó cũng không biết có khoa học không nhưng rõ ràng con người ta đã “trải nghiệm” rồi thì con mình cũng theo được”, chị chia sẻ.
 
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên mới nên cho ăn dặm
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên mới nên cho ăn dặm

Như chị Mai Anh, chị Nguyễn Thu Hà ở Hà Đông, Hà Nội cũng cho con ăn dặm sớm như vậy. Bởi dù chỉ là nước cháo song cứ có chất bột hay “hơi gạo” theo cách gọi của người xưa thì đó được coi là thức ăn dặm theo cách gọi hiện đại. Thậm chí, chị Hà còn liều lĩnh hơn khi con chưa đến 6 tháng tuổi chị đã cho con ăn cháo xay lẫn với thịt hoặc cá. Bởi chị quan niệm rất đơn giản: “Tôi chẳng cần biết ăn dặm hay không ăn dặm nhưng ngày xưa các cụ làm gì có sữa nuôi con như bây giờ, có gì các cụ cho ăn nấy mà con trẻ vẫn lớn. Cho nên theo đúng kinh nghiệm của các cụ, tôi cho con ăn từ sớm để nó cứng cáp, khỏe mạnh”.

Cách nuôi con của chị Nguyễn Phạm Mai Anh và chị Nguyễn Thu Hà có thể nói hiện nay phổ biến rất nhiều và mỗi nơi “đặc trưng” một kiểu. Như ở thành thị thì nhiều bà mẹ vì có điều kiện hơn nên đủ các loại thức ăn mua về cho con ăn mà không cần biết con đã đến lúc được sử dụng hay chưa. Còn ở nông thôn vì thiếu thốn hơn, nhưng lại sẵn các loại lương thực, thực phẩm như rau, củ, quả… thế là cho con ăn “sam sưa”, thậm chí tạp nham đủ các loại.

Thiếu nghiêm trọng các vi chất

Theo Nghiên cứu thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho chỉ có 35% bà mẹ cho trẻ ăn dặm (ăn bổ sung) đúng thời điểm và thức ăn được cho là khoa học, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ suy dinh dưỡng ở giai đoạn 6- 36 tháng tuổi cao nhất, thiếu nghiêm trọng các chất vitamin A, C và sắt – chỉ đạt 30 - 50% nhu cầu.

Thời điểm ăn dặm phù hợp nhất của trẻ được cho là lúc trẻ 6 tháng tuổi. Do khi đó, bé đã có đủ enzyme amylase để thích hợp cho việc tiêu hóa chất bột và lúc ấy sữa mẹ hay sữa công thức không đủ đáp ứng nhu cầu lớn nhanh của trẻ kể cả về trí tuệ và thể chất. Vì vậy, phải bổ sung thức ăn dặm. Mà thức ăn dặm cần 4 nhóm chất là bột đường (cơm, cháo, mì), đạm (thịt, cá, hải sản), chất xơ (đậu phụ, các loại hạt đậu), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau, củ, quả…).

Vậy với trẻ đến độ tuổi ăn dặm nên ăn loại thức ăn gì để có thể đầy đủ các chất như vậy trong mỗi bữa ăn? Đó chính là các loại bột ăn dặm gồm tự chế biến và có sẵn.
 
Bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn chế biến bột ăn dặm cho các bà mẹ nuôi con nhỏ
Bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn chế biến bột ăn dặm cho các bà mẹ nuôi con nhỏ
 
 
Với bột ăn dặm tự chế biến, các bà mẹ cần lưu ý phải được sự tư vấn của các chuyên gia y tế về lượng protein, chất béo, vitamin… trong mỗi bữa ăn. Bởi nếu cho quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé.

Còn với bột ăn dặm có sẵn, cách sử dụng đơn giản hơn do nhà sản xuất đã tính toán trên cơ sở khoa học để bổ sung đủ dinh dưỡng vào sản phẩm. Chẳng hạn như bột ăn dặm Ninolac (nhập khẩu từ Bỉ), có hàm lượng protein từ 3,5 - 3,8g/100kcal, hệ chất xơ: từ 3,5 - 4,8% trong đó có chứa 2,8% inulin để điều chỉnh khả năng hấp thu canxi, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, phốt pho: từ 76 – 96mg/100kcal, sắt: từ 2,9 – 3mg/100kcal, kẽm: 7mg/100kal, acidfolic: 50mcg/100g…

Như vậy, dù ăn dặm theo hình thức nào thì theo các chuyên gia dinh dưỡng, phải cho bé ăn dặm đúng thời gian và đủ các chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về cả thể chất và trí tuệ.
 
H.H