Những quan niệm dinh dưỡng đã lỗi thời!

(Dân trí) - Dinh dưỡng là cơ sở cho sức khỏe. Chú ý cân bằng dinh dưỡng có thể làm cho ung thư giảm thấp 30-40%. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày chúng ta đang mắc nhiều lỗi sai trong dinh dưỡng.

Càng giàu dinh dưỡng càng tốt?

 

Càng giàu dinh dưỡng càng tốt

 

Cơ thể chúng ca cần hơn 40 loại chất dinh dưỡng, có loại cần lượng nhiều, loại cần ít, loại này tính theo gram, loại kia tính theo microgram. Ví dụ người bình thường cần 60-90g protein, người lao động chân tay cần hơn 100g. Canxi cần 800-1000microgram, sắt 15-20mg.

 

Do đó, không phải cứ bổ sung càng nhiều dinh dưỡng càng tốt bởi cơ thể sẽ đào thải hoặc tích lũy không đúng “chỗ”, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, đào thải các chất khác.

 

Chia thực phẩm theo loại tốt xấu

 

Theo 1 số chuyên gia, thực phẩm có tốt, có xấu, có thực phẩm thuộc danh sách “thực phẩm rác”, có loại lại được mệnh danh là thực phẩm vạn năng. Đây là một quan điểm rất không chính xác.

 

Trong dinh dưỡng, chúng ta chia thực phẩm thành 5 loại lớn, đầu tiên là loại ngũ cốc và tinh bột; thứ 2 là thức ăn từ thịt gia súc; thứ 3 là loại ngũ cốc và quả, hạt vỏ cứng; thứ 4 là các loại rau xanh, hoa quả; cuối cùng là thực phẩm thuần năng lượng. Mỗi loại đều cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho cơ thể, chúng ta cần kết hợp hài hòa 5 loại thực phẩm đó. 
 
Thực phẩm càng đắt càng giàu dinh dưỡng?

 

Thực phẩm càng đắt càng giàu dinh dưỡng

 

Thực phẩm tuyệt nhiên không phải là càng đắt càng tốt. Ví dụ một quả trứng gà rẻ hơn bào ngư rất nhiều nhưng cung cấp năng lượng cao hơn một con bào ngư. Hàm lượng protein giống nhau nhưng hàm lượng chất béo, cholesterol của trứng gà cao hơn bào ngư, hàm lượng carbohydrate của bào ngư lại cao gấp đôi trứng gà. Chất canxi, sắt, selen của bao ngư nhiều hơn trứng gà nhưng vitamin A, B1, B2 trong trứng gà lại nhiều hơn bào ngư. Hai loại đều không vitamin C nhưng có hàm lượng niacin giống nhau.

 

Từ số liệu phân tích xem xét, thành phần dinh dưỡng của bào ngư và trứng gà không có sự khác biệt lớn nhiều, chỉ là hàm lượng từng chất dinh dưỡng có khác nhau một chút, tuy nhiên giá cả lại chênh lệch quá nhiều. Giá tiền của một con bào ngư có thể mua mấy chục quả trứng gà, vì vậy không phải thực phẩm càng đắt thì cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng.

 

4 chân không bằng không có chân

 

Dân gian truyền miệng rằng: “ 4 chân không bằng 2 chân, 2 chân không bằng 1 chân và 1 chân lại không bằng không có chân”. Ở đây 4 chân chỉ lợn, bò, dê…; 2 chân chủ yếu là gà, vịt, ngan ngỗng; 1 chân chỉ các loại nấm ăn; không có chân chỉ các loại thực phẩm từ nước như cá…

 

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ dinh dưỡng, 4 chân, 2 chân và không có chân đều thuộc thực phẩm động vật, hàm lượng protein của 3 loại đều cao, hàm lượng sắt giống nhau. Hàm lượng chất béo của thịt lợn khá cao, có thể không được chào đón nhiều, nhưng vitamin B1 trong thịt lợn lại cao hơn các loại thực phẩm khác. Nấm mặc dù có chất béo và năng lượng thấp nhưng protein, sắt, silen, vitamin A đều ít hơn 3 loại kia.

 

Tùng Đan

Theo people