Những dưỡng chất cần cho trí não trẻ

2 năm đầu đời là giai đoạn vàng giúp phát triển trí não cho trẻ. Theo đó, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm để cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý, với những dưỡng chất cần thiết giúp não trẻ đạt được sự phát triển tối đa ngay từ giai đoạn này.

Thời kì vàng giúp trẻ phát huy tối đa
tiềm năng bản thân

Thời kì vàng giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng bản thân

Có thể nói, 2 năm đầu đời là khoảng thời gian không dài trong cuộc đời của mỗi con người.Thế nhưng,những năm tháng này lại có vai trò vô cùng quan trọng, khi các quan sát khoa học đã cho thấy, có khoảng 70 - 80% khả năng kết nối giữa các tế bào não được hoàn thiện khi trẻ lên 2 tuổi.

Cùng với đường truyền liên kết trong não tăng dần thì trọng lượng não cũng tăng lên. Chính vì thế mà sau khi sinh được 6 tháng, trọng lượng bộ não tăng lên gấp đôi lúc mới sinh và khi được 2 tuổi thì bằng 80 % trọng lượng bộ não của người lớn.

Và điều đặc biệt hơn nữa là việc hình thành đường kết nối giữa các tế bào não ở giai đoạn 0-2 tuổi diễn ra ở não sau. Sự hình thành này giống như ổ cứng của chiếc máy vi tính, nghĩa là nó là bộ phận cốt lõi, quan trọng nhất.

Chính sự phát triển diệu kì nói trên của não bộ đã mang đến “thời kì vàng” cho các bậc cha mẹ trong việc giúp con phát huy tối đa tiềm năng bản thân.

Thời kì vàng giúp trẻ phát huy tối đa
tiềm năng bản thân

Hoàng Yến tin rằng nuôi dưỡng trí não cho con ngay từ đầu sẽ giúp con có một khởi đầu tốt đẹp và tương lai tươi sáng.

Nuôi dưỡng đúng cách

Theo ý kiến của các nhà khoa học, nếu không muốn con mình bị mất đi “cơ hội vàng” trong 2 năm đầu đời thì cha mẹ cần chú trọng tới việc nuôi dưỡng trí não cho trẻ ngay từ khi chào đời thông qua chế độ dinh dưỡng của người mẹ (trong 6 tháng đầu) và trong giai đoạn ăn dặm.

Theo đó, cha mẹ cần chú trọng cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, với những dưỡng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng trí não:

DHA: là dưỡng chất quan trọng hàng đầu cho sự phát triển toàn diện của não bộ. Bởi lẽ, DHA là dưỡng chất quan trọng trong cấu trúc não bộ, chiếm 25% trọng lượng khô của não. DHA tập trung chủ yếu ở phần não trán nơi điều khiển các chức năng của não bộ bao gồm kiểm soát, quản lý quá trình nhận thức từ việc lên kế hoạch, ghi nhớ, tập trung chú ý.

Bên cạnh đó, DHA còn góp phần vào sự tăng trưởng, kết nối của các tế bào thần kinh, giúp cho quá trình truyền thông tin đạt hiệu quả. Vì vậy, năm 2010, các tổ chức dinh dưỡng uy tín thế giới FAO/WHO đã khuyến nghị hàm lượng cụ thể 17 mg DHA/100 kcal cho trẻ dưới 1 tuổi.

Theo đó, trong giai đoạn cho con bú, người mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu DHA như cá hồi, thịt, trứng…Cụ thể, một quả trứng luộc chứa 19 mg DHA, 2 miếng thịt gà chứa 37 mg DHA; 100 gr cá ngừ đóng hộp chứa 535 mg DHA. Nếu ăn uống đầy đủ thì khoảng 40 – 45 ngày sau khi sinh, trong sữa mẹ, DHA sẽ chiếm 0,3 %. Khi bước vào tuổi ăn dặm, mẹ vẫn tiếp tục chế độ ăn giàu DHA đồng thời cho trẻ tập làm quen với các thực phẩm giàu DHA.

ARA: Sau khi trẻ ra đời, quá trình Myeline hóa diễn ra mạnh mẽ ở những phần khác nhau của não, vào những thời điểm khác nhau để giúp não trưởng thành. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động kém nếu không được Myeline hóa hay Myeline hóa không hoàn toàn, dẫn tới làm chậm sự phát triển về tinh thần và các kỹ năng then chốt của não bộ. Myeline hóa sẽ giúp sự dẫn truyền thần kinh nhanh nhạy gấp nhiều lần, làm cho các hoạt động của não thêm hoàn thiện, tăng tính phức tạp theo thời gian. Do vậy, trong suốt thời kỳ của phát triển não bộ, bé cần được cung cấp đầy đủ ARA (arachidonic axit) một axit béo không bão hòa ( hay còn còn gọi là a-xít béo chưa no) và cũng là axit Omega 6 chủ chốt của não vì đây là nguyên liệu chính sản xuất ra Myeline. Các loại hạt, dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cây hoa rum (cây hồng hoa), và dầu ngô, thịt gia súc, gia cầm, và trứng đều có chứa hàm lượng ARA để cung cấp cho trẻ

Choline: đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của não bộ. Đây cũng chính là dưỡng chất thiếu yều giúp tốc độ dẫn truyền tín hiệu của não được thông suốt và linh hoạt. Trong khi cơ thể chỉ tự sản xuất được một lượng choline rất nhỏ nên việc sử dụng cho trẻ sử các thực phẩm giàu choline có ý nghĩa quan trọng. Choline đặc biệt có hàm lượng cao trong sữa, gan, trứng và đậu phộng (lạc). Chất này cũng có trong thịt gia cầm. Theo nghiên cứu, trong 50g lòng đỏ trứng chứa gần 500mg chất choline, tương tự như lượng choline có trong 100g gan, nhiều gấp 2,5 lần so với lượng choline có trong 100g thịt chim.

Normal