Những điều cần chú ý khi tắm trong mùa hè

(Dân trí) - Mùa hè thời tiết nóng nực, đặc biệt là sau khi ăn cơm, cơm chưa ăn xong thì mồ hôi đã ướt đẫm áo. Thế là có rất nhiều người vừa ăn cơm xong lập tức đi tắm ngay.

 

Những điều cần chú ý khi tắm trong mùa hè


 

Nhưng theo nghiên cứu cho thấy vừa ăn cơm xong, hệ thống tiêu hóa trong cơ thể bắt đầu làm việc, phần lớn huyết dịch tập trung ở dạ dày, các cơ quan khác sẽ ở trạng thái thiếu máu. Lúc này mà đi tắm ngay, toàn bộ huyết quản trong cơ thể giãn nở ra, nên da và cơ thịt đều cần nhiều máu, dạ dày không có đủ huyết dịch sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Rất nhiều người già mắc bệnh về huyết quản tâm não, thời gian dài ở trong hoàn cảnh thiếu oxy, rất dễ dẫn đến đại não và tim tạng thiếu máu, thậm chí tử vong. Khi đó mà đi tắm cũng rất nguy hiểm, đường huyết đang hạ, nên rất dễ dẫn đến ngất xỉu.

 

Nhắc nhở mọi người thời gian tắm tốt nhất là 1-2 tiếng sau khi ăn, mỗi lần tắm không nên quá 30 phút. Ngoài ra, những người thể chất yếu và người già thì lựa chọn tốt nhất là tắm vào buổi trưa, khi đó nhiệt độ trong và ngoài phòng tắm là tương đối bằng nhau, như vậy sẽ không bị cảm mạo.

 

Bình thường khi tắm ngoài việc phải chọn thời gian thích hợp ra, cũng nên lưu ý đến nhiệt độ nước khi tắm và số lần tắm.

 

Số lần tắm

 

Mùa hè cơ thể phân tiết nhiều, đổ mồ hôi tương đối nhiều, mỗi ngày nên tắm 1 lần. Những người cơ thể to béo hoặc tuyến dầu dưới da phân tiết nhiều thì có thể tăng số lần tắm. Người già tuyến dầu dưới da phân tiết ít nên phải giảm số lần tắm. Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-30 phút là vừa để đề phòng tâm não thiếu oxy, thiếu máu.

 

Nhiệt độ nước tắm

 

Nhiệt độ nước tắm nên tương đồng với nhiệt độ cơ thể là tốt nhất, tức là từ 35oC-37oC, nếu nhiệt độ nước quá cao có thể làm cho huyết quản biểu bì toàn cơ thể nở to, lượng máy chảy trong tâm não giảm, gây ra thiếu oxy.

 

Nếu nước tắm quá lạnh sẽ làm lỗ chân lông trên da đột ngột bị đóng lại, huyết quản co lại, nhiệt lượng trong cơ thể không thể tản ra. Đặc biệt là thời tiết nóng mà tắm nước lạnh vào ban đêm sẽ làm cho cơ thể sinh ra các hiện tượng chân tay vô lực, đau các khớp tay, khớp gối và đau bụng, thậm chí đây còn là nhân tố gây ra bệnh viêm khớp và đau vị tràng mãn tính.

 

Từ hai lưu ý trên đây chúng ta có thể rút ra 5 tình huống “trời nóng không nên tắm”:

 

Không nên tắm nước lạnh

 

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi tắm bằng nước lạnh do nhiệt độ nước quá thấp, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh buốt, sinh ra một loạt phản ứng kích ứng, như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, co cơ, thần kinh căng thẳng….., không những không thể tan đi mệt mỏi mà còn có thể bị cảm, nên cố gắng tránh. Phụ nữ do đặc trưng sinh lý, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn cho con bú, thời kỳ mang thai, khi găp phải kích thích của nước lạnh sẽ dẫn đến nội phân tiết nữ mất cân bằng, tắc kinh, đau bụng, hơn nữa rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo dẫn đến các bệnh phụ khoa và điển hình là viêm âm đạo, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh lý và mang thai sau này.

 

Khi huyết áp quá thấp không nên tắm

 

Bởi vì khi tắm nhiệt độ nước quá cao sẽ làm cho huyết quản nở to, người huyết áp thấp dễ xuất hiện triệu chứng não không được cung cấp đủ máu dẫn đến ngất xỉu.

 

Sau khi uống rượu không nên tắm

 

Cồn có thể ức chế hoạt động chức năng gan, cản trở sự giải phóng glycogen. Mà khi tắm, sự tiêu hao glucose trong cơ thể tăng lên. Tắm sau khi uống rượu, đường huyết không được bổ sung kịp thời, dễ sinh ra chóng mặt, hoa mắt, toàn thân vô lực, nghiêm trọng hơn là có thể ngất xỉu do đường huyết thấp.

 

Sau khi vận động không nên tắm ngay

 

Bất kể là sau khi vận động thể lực hay vận động trí não đều nên nghỉ ngơi một lúc sau mới tắm, nếu không sẽ dẫn đến tim và não không được cung cấp đủ máu, thậm chí có thể ngất xỉu, hôn mê.

 

Khi bị sốt không nên tắm

 

Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38oC, nhiệt lượng tiêu hao của cơ thể có thể tăng thêm 20%, cơ thể tương đối yếu, lúc này mà tắm dễ sinh ra những sự cố ngoài mong muốn.

 

Trang Vương

Theo GMW