Những điều cần biết về căn bệnh gây tử vong hàng thứ 3 trên thế giới

Theo thống kê của Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư, nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người trưởng thành.

Mô hình bệnh tật trong xã hội hiện đại ngày càng có xu hướng diễn tiến phức tạp, các bệnh không lây nhiễm dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.

Đây là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm. Về bản chất, đột quỵ xuất hiện là do lưu lượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với 2 dạng chính là nhồi máu não (tắc động mạch não) và xuất huyết não (vỡ mạch máu não).

Sau khi bị đột quỵ, các vùng chức năng có liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào độ rộng của vùng não bị tổn thương. Trong trường hợp bị tổn thương nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể tử vong trong 24 giờ.

Những người có nguy cơ đột quỵ cao
Những người có nguy cơ đột quỵ cao

Theo các nghiên cứu về dịch tễ trên thế giới thì những người rơi vào nhóm: Huyết áp cao (1); Cao tuổi (2); Có lối sống không lành mạnh (3) sẽ có nguy cơ bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não cao hơn những người khác.

Nhóm huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo thường... Huyết áp cao lâu ngày làm tăng nguy cơ tạo những vi phình mạch ở mạch máu nhỏ, dễ vỡ, gây xuất huyết não, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Nhóm người cao tuổi hiển nhiên vẫn chiếm đa số vì nhiều chức năng sinh lý ở người lớn tuổi đã thuyên giảm, bao gồm cả chức năng điều tiết của hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, người già còn hay mắc một số bệnh mãn tính về tim mạch khác nên nguy cơ bị đột quỵ càng cao hơn.

Và cho dù bạn còn trẻ, bạn vẫn có thể bị đột quỵ nếu rơi vào nhóm có lối sống thiếu khoa học, không lành mạnh, lười vận động, tăng cân, béo phì, ăn uống nhiều chất béo, gây dư thừa cholesterol, những người nghiện bia rượu, bia, hút thuốc lá, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc lớn, cuộc sống buồn phiền…

Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ
Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

Tuy đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh trước đó có thể gặp một số biểu hiện khác thường ở mắt, chân tay, giọng nói, nhận thức... Ví dụ như thị lực giảm, mắt mờ dần, khuôn mặt ủ rũ, da mặt đột nhiên trùng xuống, nhợt nhạt, nói lắp bắp… Đặc biệt, hiện tượng chân tay yếu đi, có thể kèm theo dấu hiệu tê liệt là triệu chứng phổ biến nhất. Thường thì, nếu bị đột quỵ não bên nào thì chân tay đối bên sẽ bị tê liệt. Bạn có thể kiểm tra triệu chứng này cho mình hoặc người khác bằng cách mở rộng 2 cánh tay trong 10 giây, nếu 1 cánh tay hạ xuống thì có thể là dấu hiệu cảnh báo không lành.

Ngoài các triệu chứng nói trên, người sắp trải qua cơn đột quỵ còn có thể thấy xuất hiện cả dấu hiệu chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, buồn nôn hoặc khó phối hợp các động tác tay chân...

Sơ cứu và cách phòng tránh đột quỵ
Sơ cứu và cách phòng tránh đột quỵ

Đối với các trường hợp bị đột quỵ, khoảng thời gian 4-5 giờ đầu sau khi đột quỵ xuất hiện là khung giờ quan trọng nhất để cứu bệnh nhân cũng như giảm biến chứng có hiệu quả nhất. Hãy gọi xe cấp cứu ngay khi phát hiện có người bị đột quỵ. Trong thời gian chờ đợi, hãy sơ cứu cho người bệnh theo các cách sau: Loại bỏ đờm – dãi, hoặc các dị vật trong miệng để tránh gây ảnh hưởng và tắc nghẽn hơi thở; Không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì; nên để người bệnh nằm ở tư thế đầu hơi nghiêng và hơi nâng, nếu bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu tê liệt thì cần điều chỉnh để nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt.

Nếu người bệnh bị hôn mê, ngừng thở ngoài những bước cần sơ cứu như trên thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ trợ sức khỏe có tác dụng phòng ngừa đột quỵ. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn để sử dụng theo tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, để phòng bệnh đột quỵ tốt nhất nên khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện, kiểm tra và theo dõi chỉ số huyết áp chặt chẽ, phát hiện các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao… và chữa trị kịp thời nếu có.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NattoEnzym chứa hoạt chất Nattokinase với chứng nhận JNKA của Nhật Bản giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Hiện tại, sản phẩm NattoEnzym là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam được đóng dấu logo của JNKA như một chứng nhận về chất lượng, tính an toàn và nguồn gốc Nhật Bản của sản phẩm đặc biệt này.

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Khuyến cáo: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Những điều cần biết về căn bệnh gây tử vong hàng thứ 3 trên thế giới - 4