Người mẹ từng bị tai biến ươm mầm hy vọng cho các trẻ em mắc bệnh bại não, bệnh hiểm nghèo

(Dân trí) - Từ ngày 20-22/06, chị Bành Thị Thu Hương – một người mẹ từng từ chối cấp cứu khi bị tiền sản giật để cứu con, đã cùng nhiều đại diện của Việt Nam có chuyến làm việc với các chuyên gia, bác sĩ tại Singapore về phương pháp ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh bại não và các bệnh hiểm nghèo cho trẻ em.

Là một người mẹ, từng quyết định gạt bỏ tính mạng bản thân để cứu con, từng chạm đến ranh giới của sự sống và cái chết nên chị Bành Thị Thu Hương hiểu được sự thiêng liêng của tình mẫu tử và giá trị đáng quý của sự sống. Theo chị, mọi trẻ em đều có quyền có một cuộc sống tốt đẹp nhất. Nhưng vì nhiều lý do, các em không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Thời xưa có thể bó tay đầu hàng số phận, nhưng hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả giúp các em và gia đình niềm tin vào cuộc sống. Chứng kiến quá nhiều cảnh bố mẹ bất lực, xót xa nhìn con bị bệnh tật giày vò, chị Hương đã tìm mọi cách để thắp lên niềm hy vọng cho gia đình các em.

Vì biến cố về sức khỏe trong lần sinh bé Gà, chị Bành Thị Thu Hương không thể tiếp tục công việc của một kế toán. Chị chuyển sang niềm đam mê làm đẹp và mở spa để phục vụ nhu cầu làm đẹp cho chị em. Spa có nhiều dịch vụ chuyên nghiệp như trang điểm, chăm sóc da mặt, chăm sóc tóc, móng… Đặc trưng trong phương pháp trị liệu của Spa là: không sử dụng các sản phẩm hóa học mà chủ yếu dùng các những phương pháp và sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Với phương châm 3T: Tâm – Tình – Tín và thái độ làm việc nghiêm túc, công việc kinh doanh của chị rất thuận lợi. Hiện chị đã mở được 4 Spa chuyên về trị liệu đông y, trụ sở chính đặt tại 33/13 đường Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q.2, TP.HCM.

Người mẹ từng bị tai biến ươm mầm hy vọng cho các trẻ em mắc bệnh bại não, bệnh hiểm nghèo - 1

Chị Hương được mời làm giám khảo cuộc thi Tìm kiếm tài năng ngành làm đẹp.

Bên cạnh đó Spa còn là nơi đào tạo nguồn kỹ thuật viên spa chất lượng và chuẩn mực. Các học viên sau khi được đào tạo bài bản sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và giới thiệu việc làm phù hợp với trình độ.

Với một người “rẽ ngang” như chị Hương, đạt được những thành tích như vậy đã được gọi là thành công. Song với phương diện của một người từng trở về từ “cửa tử”, với chị cuộc sống này mới là món quà tuyệt vời và giá trị nhất. Chị thấu hiểu được vì sao có câu: “Chiếc giường đắt giá nhất là giường bệnh”. Chị quan tâm nhiều hơn đến những mảnh đời bất hạnh mang trong mình nhiều căn bệnh lạ. Chị đi từ thiện nhiều hơn, thương cảm và thấu hiểu nhiều hơn.

Trong những chuyến từ thiện đó, chị Hương có cơ duyên biết được hoàn cảnh của những bé được các nhóm thiện nguyện đưa qua Singapore chữa bệnh. Trái tim trắc ẩn thôi thúc chị tìm hiểu sâu hơn về những bệnh viện tại Singgapore. Chị muốn đi để được mắt thấy tai nghe, được chứng kiến và học hỏi sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc của một trong bốn con rồng châu Á. Qua đó, chị không chỉ giúp được các em mắc bệnh hiểm nghèo mà còn giúp cho nhiều người khác trong nước có cơ hội qua Singapore chữa bệnh. Vì hiện có rất nhiều bệnh nhân muốn qua Singapore chữa bệnh nhưng vì sự khác biệt về ngôn ngữ, pháp luật, điều kiện kinh tế… nên chưa thể qua.

Người mẹ từng bị tai biến ươm mầm hy vọng cho các trẻ em mắc bệnh bại não, bệnh hiểm nghèo - 2

Buổi làm việc của các đại diện Việt Nam tại Singapore.

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các lãnh đạo cơ quan ban ngành cấp Thành phố và cấp Quốc gia, ngày 20/6 vừa qua chị Hương vinh dự được cùng cán bộ ở Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, cán bộ phòng kinh tế khoa học công nghệ, chuyên viên KHCN và chuyên viên sở ngoại vụ TPHCM có chuyến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam, các bệnh viện hàng đầu và Hiệp hội Doanh nghiệp người Việt tại Singapore.

Người mẹ từng bị tai biến ươm mầm hy vọng cho các trẻ em mắc bệnh bại não, bệnh hiểm nghèo - 3

Sự liên kết mật thiết này giữa các bên sẽ là cầu nối quan trọng tạo điều kiện để các bé bị bệnh hiểm nghèo có cơ hội chữa trị tại Singapore mà không gặp bất cứ khó khăn nào về mặt pháp lý.

Người mẹ từng bị tai biến ươm mầm hy vọng cho các trẻ em mắc bệnh bại não, bệnh hiểm nghèo - 4

Chị Hương gặp lại bé Triệu Hoài An.

Trong chuyến đi này, chị Hương cũng đã trực tiếp đến thăm bé Triệu Hoài An (bé sơ sinh bị bỏ rơi treo lên cây cà phê khi mới ba ngày tuổi tại Đà Lạt và đã bị côn trùng ăn mất một phần não). Bé đã được nhóm thiện nguyện hỗ trợ đưa qua Singapore để điều trị.

Người mẹ từng bị tai biến ươm mầm hy vọng cho các trẻ em mắc bệnh bại não, bệnh hiểm nghèo - 5

Chuyến đi đã để lại trong chị Bành Thị Thu Hương những dấu ấn tuyệt vời. Đây cũng là chuyến đi nhận được nhiều sự quan tâm, kết nối của nhiều tổ chức, doanh nghiệp của người Việt tại Việt Nam và Singapore. Hứa hẹn sau chuyến đi sẽ có nhiều hy vọng được thắp lên cho các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, nhiều bệnh nhân bị ung thư, u não, ghép gan… trên cả nước.