Làm sao để đối phó với bệnh hô hấp ở trẻ?

Các vi sinh vật và nấm mốc, với những thay đổi thất thường của thời tiết trên khắp cả nước về nhiệt độ, độ ẩm, v.v, đang phát triển mạnh trong môi trường. Điều này đang kéo theo tỉ lệ mắc bệnh, nhất là bệnh đường hô hấp, ở trẻ em tăng cao.

Cẩn trọng khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp

Các mẹ đã được các bác sĩ của Hội Hô hấp Thành phố cung cấp các kiến thức bổ ích và tận tình tư vấn về chăm sóc đường hô hấp của trẻ. Đặc biệt, ngày hội có sự tham gia của PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc – Chủ tịch Hội Hô Hấp TPHCM, Trưởng khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy, TS. BS. Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Hô Hấp TPHCM, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 và PGS.TS.BS Phạm Thị Minh Hồng - Phó Chủ nhiệm bộ môn Nhi, BS điều trị khoa hô hấp, BV Nhi Đồng 2.

Tại ngày hội, BS Minh Hồng và BS Anh Tuấn, các báo cáo viên chính, đã trình bày những thông tin cực kỳ bổ ích về việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ. Qua phần trình bày của các bác sĩ, các bà mẹ đã hiểu được đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ xâm nhập đến đường hô hấp dưới và có thể gây viêm phổi cũng như dễ làm bệnh nặng hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém.

Làm sao để đối phó với bệnh hô hấp ở trẻ? - 1

Chia sẻ cùng các bác sĩ tại ngày hội, mẹ Trần Xuân Anh, Quận 7 cho biết: “Từ khi cai sữa mẹ, con mình không biết bao nhiêu lần ốm vặt. Khi thì sổ mũi, khi thì đau họng. Có những đêm cả hai vợ chồng phải thay nhau thức chăm con chỉ vì thằng bé ho cả đêm, không ngủ được rồi quấy khóc. Tuy đã đi bác sĩ và được bác cho thuốc nhưng những việc cần thiết để chăm sóc con mà bác đã dặn mình lại không làm theo hết được nên con cứ ho suốt”.

Ở lứa tuổi nhỏ, so với lứa tuổi lớn và người trưởng thành, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trong giai đoạn chuyển mùa và bệnh cũng dễ trở nặng hơn. Ví dụ, khi bị nhiễm cùng một loại vi rút hô hấp (vi rút hô hấp hợp bào), triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ và người lớn chỉ dừng ở mức ho, cảm thông thường, nhưng của trẻ nhỏ lại nặng hơn: hơn 90% trẻ dưới 2 tuổi sẽ bị viêm tiểu phế quản, nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở trẻ nhỏ.

Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Hô Hấp TPHCM, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Đặc biệt ở các trẻ có bệnh mạn tính, dị tật đường hô hấp bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, bại não, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch,… thì bệnh lại càng nặng, nhiều biến chứng và dễ tử vong hơn.

Bác sĩ nhắc nhở mẹ nên lưu ý liệu trình điều trị

Bác sĩ Trần Anh Tuấn lưu ý với các bà mẹ: “Khi thấy trẻ mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị”.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn trấn an các bà mẹ rằng: “Nếu được đưa đến cơ sở y tế sớm, xử trí kịp thời thì kết quả sẽ rất khả quan: 70-80% trẻ VP có thể khỏi bệnh với những loại thuốc kháng sinh thông thường để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm cho trẻ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu, nuôi dưỡng trẻ tốt – tránh suy dinh dưỡng, tránh ô nhiễm – khói bụi đặc biệt là khói thuốc lá và khói bếp (than củi), chủng ngừa đầy đủ cũng như thực hành tốt việc rửa tay.

Ngoài ra, các mẹ cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ vì hiện có 2 loại kháng sinh, liệu 5 ngày hoặc 7 ngày để việc điều trị hiệu quả

Làm sao để đối phó với bệnh hô hấp ở trẻ? - 2

Các bác sĩ tại bàn tư vấn cũng nhấn mạnh rằng “Cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này”.

Việc tuân thủ liệu trình điều trị là một trong những nhân tố chính giúp cho quá trình hồi phục của trẻ được nhanh chóng. Vì thế, bố mẹ cần sớm chia sẻ với bác sĩ điều trị nếu liệu trình không được tuân thủ do các lý do khách quan để có giải pháp phù hợp cho việc chăm sóc trẻ.