Hành trình hơn 4 năm đẩy lùi bệnh ung thư phổi di căn

(Dân trí) - Tới bây giờ anh Trần Xuân Chín (làng Mấu, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vẫn nhớ như in từng mốc thời gian trong hành trình hơn 4 năm chiến đấu và chiến thắng bệnh ung thư phổi đã di căn của mình.

Vĩnh Phúc: Người đàn ông 4 năm sống khỏe với ung thư phổi

Bất ngờ phát hiện bị mắc ung thư phổi đã di căn

Kể về thời điểm bắt đầu phát hiện bệnh, anh Trần Xuân Chín (ĐT 0393 060 079) còn nhớ như in Tết dương lịch năm 2014, khi con trai đi bộ đội về thăm nhà, đang ngồi thì bỗng thấy đau ngực phải dữ dội, gia đình phải đưa anh đến bệnh viện huyện để thăm khám.

"Bác sĩ kết luận tôi có vết mờ rải rác khắp phổi, ở thùy giữa phổi phải có đám mờ lớn, vì là bệnh viện tuyến huyện nên bác sĩ ở đây cũng không dám chắc." - Anh Chín nhớ lại.

Đến chiều tối hôm ấy, anh bị suy hô hấp phải đi cấp cứu ở bệnh viện K74 TW, sau khi chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện anh có một khối u ở thùy giữa phổi phải. Khoảng một tuần sau, nhận được kết quả sinh thiết, anh rất hoảng sợ, hoang mang, cầm tờ kết quả anh không thể tin vào kết luận của bác sỹ rằng anh đã bị ung thư tốp tuyến nang thùy giữa ở lá phổi bên phải.

Sau đó, anh quyết định đi khám lại ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Quân Y 108 cho chắc chắn. Và mọi xét nghiệm đều cho thấy anh bị ung thư thùy giữa phổi phải, đã di căn, nhiều hạch nhỏ nằm trên trung thất nên không thể mổ hay xạ trị được. Lúc này, anh mới chấp nhận sự thật rằng căn bệnh ung thư thực sự đã gõ cửa gia đình anh. Thế nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, lại nghĩ ung thư là một trong "tứ chứng nan y" không thể chữa khỏi nên anh quyết định về nhà không điều trị.

Hành trình hơn 4 năm đẩy lùi bệnh ung thư phổi di căn - 1
Anh Chín không tin vào kết quả chẩn đoán trên tay mình

Sẵn sàng cho sự "ra đi" khi không thể chịu được tác dụng phụ của hóa trị

Không lâu sau, khi nhận thấy rõ ràng tình trạng sức khỏe của anh ngày một xấu đi, cả nhà buồn bã, cho dù hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng với mong muốn "còn nước còn tát", kéo dài cuộc sống cho anh ngày nào tốt ngày đó nên đã quyết tâm động viên đưa anh đến bệnh viện K74 TW điều trị. Phác đồ duy nhất để điều trị cho anh Chín lúc này là hóa trị, các bác sĩ ở đây đã cảnh báo trước những tác dụng phụ mà hóa trị có thể gây ra cho người bệnh để anh và gia đình chuẩn bị tâm lý đối phó, thậm chí anh đã chủ động cạo trọc tóc để mọi người không quá bất ngờ về việc thay đổi ngoại hình vì cơ thể sẽ tiều tụy và bị rụng tóc sau hóa trị.

Anh bắt đầu bước vào đợt truyền hóa chất đầu tiên, mặc dù đã được cảnh báo trước nhưng anh cũng không ngờ cảm giác mệt mỏi, thường xuyên nôn, nhiệt miệng, rối loạn tiêu hóa… lại khủng khiếp đến thế. Cố gắng gượng cho đến đợt truyền thứ tư, anh tiều tụy và xanh xao, cân nặng từ 64kg chỉ còn 49kg. Đau đớn, mệt mỏi, cảm giác sống không bằng chết, gia cảnh thì khó khăn, anh quyết định buông xuôi để giải thoát cho mình và cũng là bớt gánh nặng cho gia đình.

Việc đầu tiên mà anh Chín nghĩ đến là làm công tác tư tưởng với mẹ già đã gần 90 tuổi của mình, sợ rằng "lá xanh rụng trước lá vàng" sẽ khiến bà cụ sốc. Anh gọi điện thoại nhắn nhủ con trai cố gắng hoàn thành nghĩa vụ rồi về chăm sóc bà nội, chăm sóc mẹ vì "bố không còn khả năng nữa". Không có gì có thể lột tả hết nỗi buồn lo và sự bất lực của anh, với một người là trụ cột trong gia đình như anh buộc phải nói ra những câu này quả không dễ dàng gì.

Vợ anh - chị Dương Thị Dược - một người phụ nữ thuần nông, tần tảo, dáng người gày gò, nhỏ bé, rưng rưng đôi mắt đầy những nếp nhăn kể lại: "Gia đình tôi vất vả từ trước, nhưng kể từ ngày anh ấy bị bệnh lại vất vả bội phần. Một mình tôi phải xoay sở với 6, 7 sào ruộng, chăn nuôi, chăm chồng, chăm mẹ già. Ban ngày, tôi cóp nhặt từng đồng lo tiền thuốc cho chồng, lo cái ăn cho cả nhà rồi tối đến lại về đấm bóp cho chồng".

Anh còn nhớ, khi đó anh đã khóc và nói với vợ rằng: "Em hãy cho anh được chết, chết để giải phóng cho anh khỏi bệnh tật, đau đớn, cho em đỡ vất vả."

May mắn khi tìm được giải pháp với GHV KSOL

Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười với anh, vào một buổi tối tháng Sáu, cái nóng vẫn hầm hập trong căn nhà chật hẹp, anh xem chương trình thời sự VTV1, bỗng thấy cô MC nhắc đến Viện Hàn lâm công bố nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm mới rất ưu việt và hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị (mà sau này khi mua về anh mới rõ sản phẩm có tên GHV Ksol với hoạt chất là Phức hệ Nano Extra XFGC). Anh mừng vô cùng vì hy vọng biết đâu đây chính là giải pháp cho căn bệnh hiểm nghèo của mình, nhưng rồi lại mất ngủ cả đêm bởi anh lo"mình chỉ kịp nhìn thoáng qua vỏ hộp và mấy viên thuốc lăn trên bàn mà tivi thì không thể tua lại xem nên không biết tìm mua ở đâu được". Anh gọi điện thoại ngay cho con rể đang làm tại Hà Nội kể lại và bảo con cố gắng tìm mua giúp bố, thế rồi chỉ một ngày sau anh Chín đã nhận được sản phẩm GHV Ksol do con rể anh trực tiếp mang về và bắt đầu sử dụng.

Hành trình hơn 4 năm đẩy lùi bệnh ung thư phổi di căn - 2
Anh Chín với niềm vui tìm thấy giải pháp cho căn bệnh của mình

Anh dùng đúng liều 6 viên/ngày chia làm 2 lần như hướng dẫn, chỉ một tuần sau đã thấy thay đổi rõ rệt. Anh không còn bị nôn, cảm giác buồn nôn cũng không hề xuất hiện, tư tưởng buông xuôi cũng theo đó biến mất. Hết 2 tuần, anh thấy cơ thể bắt đầu hồi phục, ăn tốt, ngủ tốt. Ở những đợt truyền sau, anh không thấy cơ thể khó chịu như những lần trước, sau khi đợt truyền cuối cùng kết thúc thì tóc anh cũng bắt đầu mọc lại.

Anh vẫn đều đặn dùng KSol mỗi ngày sau khi điều trị hóa chất cho đến tận bây giờ, cân nặng đã quay trở lại mốc 64kg như hồi còn khỏe mạnh, cảm giác cơ thể không còn bệnh nữa, hàng xóm và người thân nhìn thấy không ai nghĩ rằng anh đã từng trải qua giai đoạn chật vật vì ung thư phổi. Khỏe lại, anh Chín vẫn thường có mặt ở bệnh viện K74 TW cùng các bác sĩ đi động viên các bệnh nhân ung thư khác, khi nghe bác sĩ giới thiệu anh Chín là bệnh nhân ung thư phổi vẫn sống khỏe hơn 4 năm nay thì rất nhiều người nghi ngờ, thốt lên rằng "Anh có phải bệnh nhân ung thư đâu mà đi động viên chúng tôi" cho đến khi anh cho xem bệnh án của mình thì mọi người mới tin.

"Tôi luôn tâm niệm rằng mình không thể quay lưng với khoa học, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tăng cường luyện tập và kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ chính là kim chỉ nam trong suốt những năm tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi của tôi. Tôi luôn sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của mình bằng tất cả niềm tin và cái tâm với những bệnh nhân ung thư, mong rằng tôi có thể góp phần mang lại những điều tốt nhất cho những người đồng cảnh ngộ" - Anh Chín tâm huyết chia sẻ.

Đã hơn 4 năm trôi qua, khối u ở thùy phổi phải của anh và các hạch trung thất đã tiêu biến, không còn. Từ lâu, anh đã hoàn toàn khỏe lại, đủ sức để tiếp tục lao động chăm lo cho gia đình, nhất là người mẹ già nay đã ngoài 90 tuổi.

Anh cười hiền và nói vui "Giờ nhìn tôi ai cũng bảo không phải người bệnh, dù nhà là hộ nghèo bền vững đấy nhưng lại được khen phong độ như một doanh nhân."

Cùng ngồi ôn lại những ngày tháng gian nan cả gia đình cùng chống chọi với bệnh tật của bố trong hơn 4 năm qua, anh Nguyễn Văn Mạnh, con rể của anh Chín tâm sự: "Khi biết tin bố bị ung thư phổi, cả nhà tôi ai cũng suy sụp vì bố tôi còn trẻ, chúng tôi không biết phải giải quyết thế nào. Bố truyền hóa chất yếu đi hẳn, không ăn uống được gì. Khi nghe bố kể lại chương trình thời sự hôm đó tôi đã quyết tâm tìm mua bằng được để giúp bố đỡ đau. Giờ thấy bố khỏe mạnh như vậy cả nhà ai cũng mừng lắm."

VTV2 hành trình cùng bạn số 19 - Người truyền lửa niềm tin

Anh Trần Xuân Chín rất sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của mình với độc giả qua số điện thoại 0393 060 079. Ngoài việc có thể điện thoại trực tiếp cho anh Chín để được chia sẻ, bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân hãy gọi đến tổng đài miễn phí cước 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc số hotline 096 268 6808 (gặp chuyên gia tư vấn Nguyễn Thanh Hà) để được hỗ trợ tư vấn về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GHV KSol.

 

Website: https://ksol.vn

Theo GHV