Dịch sởi “hạ nhiệt?

(Dân trí) - Theo Bộ Y tế, thời điểm hiện tại số ca mắc sởi mới đã giảm, trong ngày không ghi nhận bệnh nhân tử vong do sởi mới. Việc tiêm vét vắc xin vẫn đang được thực hiện quyết liệt nhằm tăng miễn dịch với sởi trong cộng đồng.

Ngày 24/4, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, t


Ngày 24/4, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 3.569 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh thành, trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.

Con số thống kê này cho thấy, một tín hiệu đáng mừng là dịch sởi đang hạ nhiệt. Đến nay, 42/63 tỉnh ghi nhận dưới 10 trường hợp sốt phát ban nghi sởi nhập viện trong ngày, trong đó có nhiều tỉnh không ghi nhận hoặc chỉ ghi nhận 1-2 bệnh nhân nghi sởi mới nhập viện trong ngày; có 13 tỉnh trong ngày không ghi nhận trường hợp mắc sởi mới. Tại một số bệnh viện Nhi Trung ương, BV Nhiệt Đới, BV Bạch Mai, số bệnh nhân sởi mới nhập viện có xu hướng chững lại và không đông so với những ngày đầu tháng 4/2014 (30 ca ngày), chỉ còn 5-10 bệnh nhân nhập viện mỗi ngày. Như tại BV Nhi Trung ương ngày 22/4 chỉ có thêm 9 ca sởi nhập viện mới. BV Bạch Mai là 11 trường hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương là 12 trường hợp.

Tuy nhiên thực tế điều trị bệnh nhân sởi tại các bệnh viện vẫn rất nóng bỏng bởi số bệnh nhân nặng lưu trữ nhiều ngày, đẩy số bệnh nhân điều trị nội trú ở mức cao như tại BV Nhi Trung ương có 253 trường hợp với 22 bệnh nhân thở máy. Khoa Nhi BV Bạch Mai có 68 ca nhiễm sởi thì 11 ca nặng, 6 ca thở máy...

Trong tổng số 19 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi, có 111 trường hợp (93,2%) là tại “ổ dịch” Bệnh viện Nhi Trung ương. Hà Nội cũng là địa phương có số mắc (37%) và tử vong chiếm cao nhất cả nước với 54 trường hợp.

Để tiếp tục khống chế, kiểm soát sởi, Bộ Y tế vẫn tiếp tục đẩy mạnh tiêm vét vắc xin phòng dịch sởi trên phạm vi cả nước trong tháng 3, 4/2014 cho trẻ toàn bộ trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi (riêng thành phố Hồ Chí Minh tiêm từ 9 tháng đến 3 tuổi). Hiện Hà Nội triển khai thêm các điểm tiêm tại Trung tâm Y tế dự phòng và 30/30 quận, huyện từ 9 tháng đến 6 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi của cả nước hiện nay đạt 65,3%. Theo thống kê, hầu hết ca mắc sởi là không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc xin sởi (86,4%). Chỉ có 9,9% ca sởi đã tiêm chủng 1 mũi vắc xin sởi. Điều này cho thấy tính cần thiết của việc tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin sởi trong tiêm chủng thường xuy

 Ngoài ra, Bộ Y tế đang phối hợp với UNICEF, GAVI, WHO tích cực chuẩn bị cho chiến dịch tiêm vắc xin MR (sởi - rubella) trong quý 4  năm 2014. Chiến dịch này sẽ kéo dài hết năm 2015 với mục tiêu tiêm vắc xin sởi và rubella cho 23 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi.

Trả lời về tình trạng vắc xin dịch vụ khan hiếm thời gian vừa qua, ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng bệnh sởi đơn và 6 vắc xin phòng bệnh sởi đa giá (sởi, quai bị, rubella) có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực. Trong đó, vắc xin MVVAC do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế sản xuất, với công suất 7,5 triệu liều/năm, có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và nhu cầu tiêm chủng phục vụ nhân dân. Bộ Y tế cũng đã cung ứng 1,2 triệu liều vắc xin sởi này đảm bảo đủ nhu cầu của các tỉnh, thành phố để thực hiện kế hoạch tiêm vét vắc xin sởi.

Ông Đạt cho biết, theo quy định, vắc xin đã có số đăng ký được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu, không phải xác nhận đơn hàng nhập khẩu của Bộ Y tế. Do đó, các cơ sở tiêm chủng, dựa vào nhu cầu tiêm dịch vụ vắc xin phòng bệnh sởi nói riêng, vắc xin phòng bệnh nói chung để chủ động thực hiện việc lập dự trù, đặt hành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu để được cung ứng vắc xin mà không cần phải xin ý kiến Bộ Y tế.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiên túc việc lập dự trù, đặt hàng doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vắc xin và chịu trách nhiệm về việc dự trù và mua theo đúng quy đinh. Nếu cơ sở tiêm chủng nào lập dự trù chưa kip thời hoặc chưa sát với thực tế phải giải thích đầy đủ, chính xác, tránh gây hiểu lầm trong dư luận.

Tú Anh