Đắk Nông:

Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu

(Dân trí) - Tỉnh Đắk Nông đang huy động gần 100 cán bộ y tế để dập dịch bạch hầu. Cả 2 ổ dịch đều nằm ở vùng đặc biệt khó khăn nên công tác dập dịch được tiến hành ngay trong đêm, ở những nơi chưa có điện lưới.

Ngày 26/6, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết, hơn 50 cán bộ y tế các cấp của tỉnh Đắk Nông đang tham gia quyết liệt vào việc dập dịch bạch hầu.

Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 1

Hiện tại, ngoài 1 ca tử vong, 11 ca dương tính đã có 4 trường hợp xuất viện, 1 trường hợp bị nặng đã được dùng huyết thanh kháng bạch hầu, còn lại sức khỏe ổn định.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông, tất cả mọi người trước khi vào vùng dịch bệnh hay những địa bàn đang có những ca nghi ngờ cao nhiễm vi khuẩn bạch hầu đều phải dùng thuốc điều trị dự phòng.

Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 2

Cán bộ y tế được trang bị đồ bảo hộ và phải uống thuốc dự phòng trong quá trình phòng chống dịch bạch hầu

Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 3

“Trong quá trình chống dịch, chúng tôi không thể biết được tiếp xúc với những ai, họ có mang vi khuẩn bạch hầu hay các vi khuẩn khác gây bệnh hay không…", vị lãnh đạo cho hay.

Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 4
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Ly Sắc, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông cho biết, đến giờ phút này, Đắk Nông vẫn chưa tìm được nguồn gây bệnh bắt đầu từ đâu. Các ca bệnh đều ở các cụm dân cư xa xôi, hẻo lánh của đồng bào dân tộc Mông.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 5
Những ngày qua, khi bệnh bạch hầu xuất hiện, đội ngũ y tế tuyến tỉnh, huyện không ngại nắng quản mưa, chỉ mong sao bệnh tật mong chóng được đẩy lùi.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 6
Muốn khoanh vùng, dập dịch nhanh nhất vào lúc này là phải cách ly tại chỗ, hạn chế đi lại và bắt buộc y tế phải xuống tận nơi gõ cửa từng nhà, truy vết từng đối tượng liên quan, có triệu chứng, có nghi ngờ do tiếp xúc gần với những ca dương tính, ca nghi ngờ.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 7
Ngành Y tế phải có sự phối hợp nhịp nhàng với địa phương, cùng nhau tuyên truyền, giải thích về mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh bệnh bạch hầu thì mới có hiệu quả cao được.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 8
Tại "tâm dịch" bạch hầu thứ 2 ở Cụm dân cư số 2, thôn 6, xã Quảng Hòa (Đắk Glong), ổ dịch lớn nhất hiện nay với 5 ca nhiễm vi khuẩn bạch hầu và 1 trường hợp đã tử vong.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 9

 Các nhân viên y tế đang tiến hành phun khử khuẩn lần 2 trong ngày và đã duy trì được hơn 1 tuần nay.

Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 10
Tương tự, tại cụm dân cư số 12, xã Đắk R’măng (huyện Đắk Glong), với phương châm "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng", việc khoanh vùng, dập dịch và phòng dịch được thực hiện ngay cả ban đêm.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 11
Lối vào cụm dân cư số 12 của xã Đắk R'măng hoàn toàn là đường rừng, đất đá. Nhiều nơi cây ngã đổ, cán bộ y tế phải xuống dọn đường mới vào được.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 12
Đây cũng là địa phương khó khăn nhất của tỉnh Đắk Nông, dân cư sinh sống tập trung trong rừng, nơi chưa có đường giao thông, chưa có điện lưới quốc gia và không có sóng điện thoại.
Cận cảnh cán bộ y tế uống thuốc dự phòng, xâm nhập dập dịch bạch hầu - 13
“Phần lớn bà con không biết tiếng phổ thông, nên rất khó trong việc khoanh vùng dịch, cộng thêm sự chủ quan, thờ ơ, không đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch nên gây nhiều khó khăn cho ngành Y tế’”, một cán bộ y tế cho hay
Phòng chống dịch bạch hầu tại ổ dịch đầu tiên của Đắk Nông

Dương Phong