Cách nhận biết nhanh dấu hiệu của bệnh sởi

(Dân trí) - Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, hiện tại đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, kiến thức để nhận biết bệnh sởi là điều ai cũng cần nắm được, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Cơ chế gây bệnh sởi là gì?

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể chúng ta, chúng được coi là “hàng rào” giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bất lợi từ bên ngoài. Tuy nhiên, vì da phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên rất dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn, virus khi hệ miễn dịch suy yếu (sức khỏe bất thường). Do đó, cơ chế phát sinh bệnh sởi liên quan đến sức đề kháng (sức khỏe yếu virus sởi tấn công) và biểu hiện ra bên ngoài da bằng các nốt phát ban mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ, ngứa, rát, sốt...

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi là do một loại virus thuộc nhóm paramyxovirus tác động. Loại virus sởi này thường tồn tại ở hầu họng và máu của người bệnh từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến sau khi phát ban. Đây là bệnh lây truyền từ người sang người. Một số con đường lây truyền bệnh sởi bao gồm: Qua đường hô hấp; Lây truyền trực tiếp khi nói chuyện với người bệnh; Lây qua tiếp xúc tay mình với bề mặt có nguồn bệnh, sau đó vô tình đưa tay lên miệng hoặc mũi…

Cách nhận biết nhanh dấu hiệu của bệnh sởi - 1
Con đường lây nhiễm bệnh sởi

Nhận biết nhanh dấu hiệu bệnh sởi qua từng giai đoạn

Khi nhiễm virus sởi, ở từng giai đoạn cụ thể, chúng sẽ có những biểu hiện tương ứng. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn ủ bệnh: 10 -12 ngày, trẻ thường có biểu hiện hơi mệt, biếng ăn và biếng chơi.

- Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này thường xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn, sốt từ 38,5 đến 40 độ C, trẻ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, dễ bị lả đi…; Khi trẻ ăn vào dễ bị nôn, trớ, tiêu chảy; Xảy ra hiện tượng xuất tiết niêm mạc, mắt có hiện tượng đỏ, phù mí, chảy nước mắt và trẻ rất sợ ánh sáng; Trên mặt bắt đầu nổi hồng ban li ti, chấm trắng nhỏ.

Cách nhận biết nhanh dấu hiệu của bệnh sởi - 2
Phát ban là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mắc sởi

- Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao 39 – 40 độ C không hạ, kèm theo mê sảng, co giật và phát ban rầm rộ. Tại vị trí các ban lúc này có màu đỏ hoặc đỏ tía, cảm giác rát sần, xuất hiện thành từng mảng hình bầu dục, ấn nhẹ các ban có thể chìm đi, sau đó lại nổi lên.

Ở giai đoạn này, dấu hiệu bệnh sởi như sau:

+ Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.

+ Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.

+ Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.

Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc, để lại trên da những vết thâm vằn thô ráp. Khi ban lặn, các dấu hiệu lâm sàng khác cũng giảm dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nếu không can thiệp chữa trị sớm bệnh sẽ tiến triển nặng và trẻ dễ gặp biến chứng nguy hiểm, cần đưa đi cấp cứu.

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế cho biết, sởi là bệnh có tiến triển rất nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm cho con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Những trẻ cơ địa suy dinh dưỡng hoặc có bệnh nền như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính hay những bệnh suy giảm hệ miễn dịch thì việc mắc sởi là điều khó tránh khỏi.

Cách nhận biết nhanh dấu hiệu của bệnh sởi - 3
Bệnh sởi có thể khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm

Khi nhiễm phải virus sởi, trẻ có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: Tiêu chảy hoặc ói mửa; Viêm phổi; Viêm thanh quản; Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa; Viêm tai giữa; Viêm não; Viêm màng não; Suy dinh dưỡng, còi xương;…

Phòng ngừa và điều trị bệnh sởi như thế nào?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, vì vậy, việc phòng tránh là điều các bậc phụ huynh không thể xem nhẹ.

Cách phòng ngừa bệnh sởi

- Để phòng bệnh tốt nhất, các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc-xin ngay giai đoạn mới sinh.

- Khi có dịch, cần cách ly trẻ khỏi nguồn bệnh. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh, cần hạn chế đưa trẻ tới nơi đông người nhằm hạn chế sự lây lan, khó kiểm soát.

Cách nhận biết nhanh dấu hiệu của bệnh sởi - 4
Cần phòng ngừa bệnh sởi đúng cách và khoa học

- Đối với trẻ bị bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh gió lùa, ánh sáng mạnh. Phòng ở cần vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.

- Nên cắt móng tay để tránh sự cào ngãi vào các vị trí phát ban gây tổn thương và lây lan sang các vùng da lành bệnh.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát, đầy đủ dưỡng chất. Vì lúc này trẻ mệt và biếng ăn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa.

- Khử khuẩn, vệ sinh đồ chơi, nên cho trẻ mặc đồ rộng, mềm.

Cách điều trị bệnh sởi

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đối với trẻ mắc sởi, cần phải đưa tới gặp bác sĩ để có phác đồ chữa trị cho phù hợp. Chủ yếu là:

- Hạ sốt: Có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt vật lí hoặc sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol;

- Thuốc ho, long đờm;

- Kháng histamin: Loratadin, diphenhydramin…;

- Kem bôi ngoài da trị sởi;

- Sát trùng mũi họng: Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn…;

- Kháng sinh hoặc corticoid chỉ dùng khi có bội nhiễm và trường hợp biến chứng nặng như viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính,… đồng thời, phải được sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: Hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…), hồi sức tim mạch…

- Bên cạnh đó, một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó chính là sử dụng gel làm sạch, sát khuẩn da chứa thành phần chính là nano bạc. Bạc khi được bào chế dưới dạng nano sẽ cho hiệu quả tiêu diệt virus, vi khuẩn trên diện rộng tăng lên gấp nhiều lần bạc nguyên tố. Nano bạc có tác dụng chống viêm, sát khuẩn tại các vị trí có vết thương, lở loét, viêm kết mạc, viêm niêm mạc. Do kích thước các phân tử bạc siêu nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các vết thương hở, tăng tác động diệt khuẩn,… Do đó, hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, vi khuẩn như bệnh sởi, tay chân miệng, thủy đậu, zona... cũng tăng lên gấp bội.

Đặc biệt, khi kết hợp nano bạc với các thành phần tự nhiên khác như: dịch chiết neem (xoan Ấn Độ), chitosan sẽ tạo thành công thức toàn diện với các bệnh ngoài da do virus, trong đó có bệnh sởi.

Việc nhận biết dấu hiệu bệnh sởi sớm sẽ giúp bạn sớm tìm ra cách điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, để việc chữa bệnh sởi trở nên hiệu quả hơn, bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là nano bạc nhé!

GEL SUBẠC – Kem làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Công dụng:

Dùng làm sạch, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng, da trong các trường hợp viêm da, lở loét, mụn nước, viêm niêm mạc miệng, gây ra do nhiễm virus tay chân miệng, virus phỏng dạ, thủy đậu, herpes, zona, sởi.    

Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

Cách nhận biết nhanh dấu hiệu của bệnh sởi - 5
Gel bôi thảo dược sát khuẩn, làm sạch da Subạc

Thoa Subạc ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240. Hotline miễn cước 18006107, https://benhvirus.com.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mạnh Trường