An Giang:

Bộ Y tế kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ

(Dân trí) - Ngày 6/3, dẫn đầu đoàn công tác Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, TS Nguyễn Hùng Long - Cục Phó Cục An toàn thực phẩm đến khu vực Miếu Bà Chúa Xứ (phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) thực tế kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số cơ sở buôn bán thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

Theo Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang, Lễ hội Vía Bà hay còn gọi là lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam bộ. Lễ hội diễn ra từ ngày 22/4 đến 27/4 âm lịch hàng năm, tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Năm 2001, lễ hội được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia, vào dịp lễ hội thu hút hàng chục nghìn người dân đến cúng viếng, tạ ơn Bà Chúa Xứ.

Nhiều năm qua, UBND tỉnh An Giang rất quan tâm đến vấn đề an toàn  vệ sinh thực phẩm đặc biệt là tại các Lễ hội (Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, Ngày sinh, ngày giỗ Đức Huỳnh Giáo Chủ…), dịp tết, kỳ nghỉ trong năm. Từ Ban chỉ đạo tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm (gồm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Sở Công thương) đến nay đã kiện toàn tại các huyện thị trên địa bàn tỉnh đều có Ban chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm.

6.jpg

Cục Phó Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế,  TS Nguyễn Hùng Long làm việc với lãnh đạo Sở y tế và Chi Cuch an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang

Trong năm 2019, Ban chỉ đạo ATVSTP tỉnh đã phối hợp với các địa phương tiến hành thanh kiểm tra gần 3.941 cơ sở, đạt 3.475 cơ sở (chiếm tỷ lệ 88%), vi phạm 466 cơ sở, phạt 4 cơ sở và nhắc nhở 454 cơ sở.

Cũng theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang, dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi vừa rồi không có ca ngộ độc thực phẩm nào xảy ra, tuy nhiên vào 12/12/2018, trên địa bàn thị xã Tân Châu đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh với 28 ca bị nhiễm nhưng không có ca nào tử vong.

Riêng vấn đề an toàn  vệ sinh thực phẩm tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam hơn 30 năm qua và đến nay chưa có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Hiện quanh khu vực Miếu Bà Chúa Xứ có trên 85 ránh hàng rong, đây là vấn đề Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh thực phẩm TP Châu Đốc lo lắng, vì người hành nghề hàng rong từ địa phương khác đến, không cố định chỗ bán nên khó tuyên truyền va xử lí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

5.JPG

Đoàn công tác kiểm tra và phát hiện nhiều nhãn mác không đúng qui định

Ông Nguyễn Chí Công – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang, cho biết, hiện các cơ sở kinh doan thực phẩm trên địa bàn TP Châu Đốc đều có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Các hộ kinh doanh có nhận thức rất cao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên đây là điều kiện thuận lợi cho những người làm công tác an toàn thực phẩm.

Riêng 2-3 hộ dân thực hiện nấu cơm chay phát trong dịp lễ hội (từ 3.000 - 5.000 phần), cán bộ Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm giám sát chặt chẽ từ khâu chế biến đến phân phát cho người dân. Tuyệt đối nấu đồ ăn nóng và khi phân phát cho người dân luôn nhắc nhở người dân sử dụng liền, không để lâu để tránh thưc ăn bị hôi, thêu…

3.JPG

Cục Phó Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế,  TS Nguyễn Hùng Long yêu cầu người dân che chắn thực phẩm để tránh ruồi, bụi... đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực khách.

Qua kiểm tra thực tế, Cục Phó Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế,  TS Nguyễn Hùng Long, cho biết:  “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác thanh kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sau Tết và mùa Lễ hội Xuân 2019, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với Sở Y tế An Giang và Chi cục ATVSTP An Giang kiểm tra 1 số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khu vực lễ hội Miếu Bà Chúa xứ, tôi thấy chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm TP Châu Đốc thực hiệt tốt công tác tuyên truyền, tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ buôn bán. Các hộ kinh doanh cũng có ý thức cao về an toàn thực phẩm, tuy nhiên về dụng cụ chứa thực phẩm, nhãn mác cần hướng dẫn thêm cho người dân làm đúng theo các qui định pháp luật. Vì công tác đảm bản an toàn thực phẩm tốt sẽ góp phần làm cho lễ hội thêm thành công”.

Ghi nhận thưc tế, đa phần các hộ kinh doanh mắm, khô, mắm thái, một số loại thực phẩm khác, người dân không che chắn ruồi, bụi… Về điều này, nhiều hộ kinh doanh cho rằng khi che chắn giảm phần hấp dẫn thực phẩm đối với thực khách và việc mua bán cũng bất tiện. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh này cho biết, họ sẵn sàng thực hiện nếu việc che chắn ruồi, bụi… được triển khai đồng loạt.

Nguyễn Hành