Bị ung thư, nữ diễn viên Oscar tự hào với “ngực phẳng”

(Dân trí) - Nữ diễn viên kỳ cựu người Mỹ Kathy Bates đã tiết lộ lý do từ chối việc tạo hình ngực sau phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên vú cách đây 5 năm, và bà tự hào về bộ ngực “phẳng lỳ” của mình.


Kathy Bates

Kathy Bates

Nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar cũng từng chiến đấu với căn bệnh ung thư buồng trứng 14 năm trước, cho biết bà không muốn lên bàn mổ một lần nữa.

Ở tuổi 69, bà cũng có một bộ ngực giả nhưng chỉ mang nó khi được yêu cầu lúc đóng phim.

Kathy Bates, từng đảm nhiệm vai chính trong bộ phim Misery (Những người khốn khổ) của Stephen King, đã phải phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên ngực năm 2012. Ca mổ khiến bà bị phù bạch mạch ở vùng cánh tay.

Năm 2014, bà đã chia sẻ trên tờ Coping Cancer về lý do tại sao không muốn phẫu thuật tạo hình lại bộ ngực.

"Vào phút cuối cùng, tôi quyết định rằng mình đang cảm thấy tuyệt vời đến mức không muốn lại phải mổ, nằm bẹp trên giường và phải dùng thuốc giảm đau.

"Tôi nhận ra mình đã có tất cả những gì mong muốn, đó là hạnh phúc, năng lượng, công việc, bạn bè, và một cuộc sống đáng sống”

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Kathy bị phù bạch mạch, là hệ quả quả của việc các bác sĩ phải cắt bỏ 19 hạch bạch huyết trong ca mổ ung thư vú của bà.

Bà đã tâm sự rằng mình “gần như phát điên” trong bệnh viện khi nhận thấy những cơn đau lạ ở bàn tay và phát hiện ra cánh tay bị sưng lên.

Bà hiểu ngay điều gì đang xảy ra vì mẹ bà cũng đã từng phải mổ cắt bỏ toàn bộ ngực và cũng phải chịu đựng tình trạng tương tự.

Kathy cho biết bà cảm thấy cảnh tay mình “như một con trăn” trong chiếc băng quấn chặt mà bà phải sử dụng 2 lần/ tuần.

Việc giảm cân đã giúp ích rất nhiều, nhưng bà vẫn phải kiểm soát lượng muối và rượu, tránh sức nóng và tránh xách vật nặng, nếu không triệu chứng có thể xuất hiện.

Nâng cao nhận thức

Giờ đây, Kathy quản lý căn bệnh của mình thông qua những lần đi khám bác sĩ định kỳ.

Bà đã trở thành người phát ngôn cho Mạng lưới Giáo dục và Nghiên cứu về hệ bạch huyết (LE & RN), qua đó bà có thể giúp đỡ những người khác bị tình trạng này.

Bà cũng nói về sự cần thiết phải đào tạo tốt hơn cho các bác sĩ về phù bạch huyết.

Bà chia sẻ rằng các bác sĩ trong mạng lưới từng cho biết trong 4 năm ở trường y “các bác sĩ tương lai chỉ dành tổng cộng 15 đến 30 phút cho hệ bạch huyết”.

Phù bạch huyết là gì?

Phù bạch huyết là một bệnh kéo dài (mạn tính) gây sưng ở các mô của cơ thể.

Nó có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng thường phát triển ở tay hoặc chân.

Bệnh phát triển khi hệ bạch huyết không hoạt động bình thường.

Hệ bạch huyết là một mạng lưới các kênh và các tuyến trong cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và loại bỏ dịch thừa.

Có hai loại chính:

• Phù bạch huyết tiên phát - do lỗi ở gen ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ bạch huyết.

• Phù bạch huyết thứ phát – tổn thương hệ bạch huyết do nhiễm trùng, thương tích, điều trị ung thư, viêm ở chi, hoặc thiếu vận động của chi.

Phù bạch huyết cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không, bệnh sẽ nặng hơn.

Không chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho phù bạch huyết, nhưng liệu pháp ứ bạch huyết (DLT) có thể kiểm soát các hệ thống.

DLT bao gồm băng ép, chăm sóc da, tập thể dục và các kỹ thuật massage đặc biệt.

Cẩm Tú

Theo DM