Bệnh tiểu đường type 2 và những điều thể bạn chưa biết

(Dân trí) - Tiểu đường type 2 (hay đái tháo đường type 2) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi đường glucose tăng cao trong máu. Việc tìm kiếm các thông tin về bệnh tiểu đường type 2 không khó, thế nhưng, vẫn còn nhiều tin tức xoay quanh chế độ ăn uống, điều trị mà bạn có thể vẫn chưa biết.

Bệnh tiểu đường type 2 và những điều thể bạn chưa biết - 1
Cần phải ăn kiêng, có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh… là một số quan niệm sai lầm về tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 không nặng hơn tiểu đường type 1

Các chuyên gia Nội tiết cho biết, tiểu đường nói chung là một nhóm bệnh nguy hiểm, bởi chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và có nguy cơ cao dẫn tới tử vong, tàn phế. Thế nhưng, để xác định rõ ràng rằng type 2 nặng hơn type 1 thì không có nghiên cứu cụ thể. Cách gọi theo type 1, type 2 chỉ là tên gọi theo nguyên nhân gây bệnh chứ không bao hàm nghĩa nặng hay nhẹ.

Không phải ăn kiêng khi mắc bệnh tiểu đường type 2

Nhiều người tiểu đường type 2 nghĩa đã bị tiểu đường là không nên ăn hoa quả, không ăn nhiều cơm trắng, ăn trứng hay các loại thịt. Thực tế, bạn vẫn có thể ăn như người bình thường, không cần kiêng khem tuyệt đối bất kỳ thực phẩm nào, nhưng cần ăn uống khoa học và có kiểm soát theo nguyên tắc sau:

- Không ăn no quá trong một bữa ăn và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (ví dụ 5 bữa thay vì 3 bữa)

- Nên ăn theo giờ nhất định để cơ thể tạo thành phản xạ có điều kiện tiết insulin đúng theo nhịp sinh học giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Cần ăn nhiều rau xanh (chiếm 50% trong mỗi bữa), ăn giảm đồ ngọt

- Thứ tự trong bữa ăn cũng rất quan trọng, bạn nên ăn rau củ quả và nước canh, sau đó là cơm và thức ăn. Cách ăn này sẽ giúp giảm sự thèm ăn và chất xơ hòa tan có trong rau xanh sẽ giúp làm chậm hấp thu đường, nhờ đó không làm tăng đường máu sau ăn.

Bệnh tiểu đường type 2 và những điều thể bạn chưa biết - 2
Kiêng khem không đúng cách gây thiếu dinh dưỡng, dễ làm tăng hoặc hạ đường huyết thất thường

Đảm bảo ăn trái cây nguyên quả và ăn xa bữa ăn

Người Việt thường có thói quen ăn hoa quả sau bữa chính, hoặc khi ăn thì gọt vỏ hay xay làm nước ép. Thế nhưng, ăn hoa quả ngay sau bữa chính có thể khiến đường huyết tăng cao, bên cạnh đó, trái cây bị giữ lại lâu ở dạ dày có thể lên men, gây đầy trướng bụng. Cách ăn ngọt vỏ (với các loại hoa quả có thể ăn được vỏ) làm mất vitamin, chất chống oxy hóa có ở vỏ, và nếu xay sinh tố thì sẽ làm mất đi chất xơ, khiến đường dễ được hấp thu hơn.

Lời khuyên: Chỉ nên ăn hoa quả trong các bữa phụ. Bạn có thể ăn giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lượng trái cây nên ăn sẽ nằm vừa trong lòng bàn tay hoặc không quá 150gram/1 lần. Nên chọn các loại trái cây có múi, chứa nhiều chất xơ hòa tan (xoài)...hoặc các loại quả chứa nhiều nước, ít đường (thanh long, ổi, dưa chuột…).

Đường huyết về bình thường, không đồng nghĩa đã khỏi bệnh

Một số trường hợp mới phát hiện tiểu đường type 2, nếu người bệnh nghiêm túc kiểm soát tốt chế độ ăn, kiên trì luyện tập và dùng thuốc có thể đưa đường huyết về ngưỡng của người bình thường (4.0 - 5.5 mmol/l). Tình trạng này được gọi là “thuyên giảm” bệnh tiểu đường, khi đó dựa trên đánh giá cụ thể, bác sĩ có thể tạm ngưng thuốc, nhưng bạn vẫn phải chịu sự giám sát của các bác sĩ. Điều này đã được cảnh báo rất nhiều lần bởi các thông tin xuất hiện quảng cáo các phương pháp chữa khỏi tiểu đường type 2 - cần thực sự cảnh giác trước các thông tin như vậy để tránh tiền mất, tật mang.

Nguyên nhân chính gây tử vong ở người tiểu đường là biến chứng

Bệnh tiểu đường type 2 và những điều thể bạn chưa biết - 3
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, gây bít tắc mạch máu

Không phải tăng hay hạ đường huyết, mà biến chứng mới là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người tiểu đường type 2. Mỗi giây qua đi có một trường hợp tiểu đường bị mất thị lực. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải chạy thận hay cắt cụt chi ở các nước đang phát triển. Việc đưa ra những thống kê này cho thấy mức độ hủy hoại của căn bệnh thế kỷ này đến tuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh, đồng thời kêu gọi mọi người hãy mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến đấu chống lại bệnh tật.

Nếu đường huyết vẫn khó kiểm soát - hãy nghĩ đến kháng insulin

Việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả, có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như thiếu hiểu biết đúng đắn về chế độ ăn, tập luyện hay lựa chọn sai thực phẩm. Trong đó quan trọng nhất vẫn là kháng insulin. Vì vậy, tập trung việc giảm kháng insulin đang là mối quan tâm hàng đầu để giúp kiểm soát tiểu đường type 2 hiệu quả hơn.

Bệnh tiểu đường type 2 và những điều thể bạn chưa biết - 4
Hậu quả của tình trạng kháng insulin là khó kiểm soát đường huyết, sinh biến chứng

Sử dụng thảo dược làm giảm kháng insulin

Có nhiều cách để người tiểu đường type 2 giảm được kháng insulin. Quan trọng nhất vẫn là luyện tập thường xuyên, tối thiểu 45 phút mỗi ngày và 5.5 buổi/tuần. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các thảo dược bản địa như Quế chi, Mướp đắng, lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá đã được nghiên cứu có khả năng giảm đề kháng insulin nhờ kiểm soát chu trình chuyển hóa đường từ khi đường glucose ở trong máu, cho tới khi đường được chuyển hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể.

 

Bệnh tiểu đường type 2 và những điều thể bạn chưa biết - 5
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - dùng cho người bệnh tiểu đường.

Được chiết xuất từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, TPBVSK GLUTEX giúp:

- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

- Hỗ trợ giúp hạn chế các biến chứng tiểu đường tuýp 2 như: biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

SĐT: 0243 775 9865 - 0243 775 9866

Địa chỉ: 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh. 

P.V