Bệnh gai cột sống cổ - Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm

(Dân trí) - Gai cột sống là tình trạng xương cột sống hình thành mỏm gai, chìa ra và gây đau. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị đau buốt lưng, rất khó cử động, thậm chí là liệt, nằm bất động, nhức đầu, ù tai, gây nguy hiểm tính mạng nếu đang lái xe...

Bệnh gai cột sống cổ là gì?

Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp, gây cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau. Thuật ngữ "gai xương" có thể gợi đến hình ảnh các gai tỏa ra.

Bệnh gai cột sống cổ - Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm - Ảnh 1.

Bệnh gai cột sống cổ.

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống, đó là do viêm khớp cột sống mạn tính. Điều này làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, gây hao mòn dần bề mặt của khớp, trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau gây đau. Do đó, gai cột sống là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm mạn tính của khớp xương cột sống. Bên cạnh đó sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa cũng là một trong các nguyên nhân gây gai cột sống. Thoái hóa cột sống bởi quá trình lão hóa (thường sau tuổi 40, nhất là nữ giới ở tuổi mãn kinh) cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra gai cột sống cổ.

Biến chứng của gai cột sống cổ

Nhiều người bị gai cột sống cổ không có triệu chứng điển hình, triệu chứng chủ yếu là các cơn đau. Tuy nhiên, khi các tế bào xương xâm lấn tới khu vực dây thần kinh cột sống, tủy sống, hoặc các mạch máu trong vùng cột sống cổ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc hàng ngày. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

- Đau: Đau có thể là triệu chứng, cũng có thể là biến chứng. Nếu các cơn đau thường xuyên xuất hiện ở gáy, vùng chẩm, giữa hai bờ trong xương bả vai, sau hốc mắt, thái dương chứng tỏ dây thần kinh đã bị chèn ép. Đau ê ẩm lúc thức dậy, tăng lên khi ho hay hắt hơi và cử động cổ. Đau từ gáy lan xuống cánh tay tới ngón tay một hay hai bên. Các gai xương hay mỏm ngang xương đau tăng khi ấn vào.

Bệnh gai cột sống cổ - Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm - Ảnh 2.

Biến chứng gai cột sống cổ.

- Vận động: Quay cổ hay cầm nắm đồ vật khó khăn. Teo cơ chi trên, không nhấc được tay.

- Tê liệt: Đau sâu trong cơ xương, cảm giác cứng gáy, tê bì, kiến bò hay kim châm, lâu dần có thể bị liệt.

- Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, khó nuốt, buồn nôn, tiểu không tự chủ.

Cách điều trị gai đốt sống cổ, tránh biến chứng

Để cải thiện gai cột sống cổ và tránh biến chứng thì cần áp dụng song song cả điều trị dự phòng và điều trị tấn công.

Điều trị dự phòng

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (calcium, vitamin D). Lưu ý trong chế độ ăn cần tránh các thực phẩm gây béo phì, hoặc tăng cân như mỡ động vật, ngược lại cần tăng cường ăn rau quả.

- Không hút thuốc.

- Tránh chấn thương cột sống (ví dụ: nên ngồi xe hơi có bộ phận nâng đầu cổ)

- Tránh các môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, bài tập gym khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.

- Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế sai

- Hạn chế làm việc nặng như bê vác

Điều trị tấn công gai cột sống cổ

Khi bị gai cột sống cổ, nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp massage, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại.

Bệnh gai cột sống cổ - Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm - Ảnh 3.

Massage điều trị bệnh gai cột sống cổ.

Người bệnh bị gai cột sống cổ thường được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện.

Như vậy, luôn đảm bảo cho bản thân chế độ phòng ngừa và điều trị phù hợp là giải pháp cho tình trạng gai cột sống cổ không tiến triển quá nặng. Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, các chuyên gia khuyên bạn sử dụng bổ sung sản phẩm từ thiên nhiên, chứa thành phần từ dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên nén Cốt Thoái Vương: Hỗ trợ giảm thoái hóa đốt sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm

Khung xương là bộ khung nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vì vậy, nó giống như nền móng của một ngôi nhà. Bất cứ chỗ nào bị thương tổn cũng đều gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Bộ khung xương vững chãi giúp cơ thể linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc, lao động hàng ngày. Chăm sóc khung xương trước khi xương lên tiếng là vấn đề không phải ai cũng biết. Đa phần mọi người chỉ để ý đến xương của mình khi chúng gây đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày.

photo-3

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Cốt Thoái Vương là sự kết hợp giữa dầu vẹm xanh (Perna Viridis) và thành phần như: Vitamin, glycin có tác dụng hỗ trợ giúp giảm thoái hóa đốt sống; Hỗ trợ giảm đau xương khớp, góp phần giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Sử dụng thích hợp với người bị thoái hóa đốt sống, gai đốt sống và thoát vị đĩa đệm, nhất là người cao tuổi.

Sản phẩm đã được nghiên cứu, đánh giá tác dụng trong hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Việt Nam.

Sản phẩm Cốt Thoái Vương được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.3846 1530. Hotline miễn cước: 18006104, http://cotthoaivuong.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Khánh Vũ