Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam và giải pháp

Kháng kháng sinh là vấn nạn toàn cầu ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người dân và đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Việt Nam nằm trong top các quốc gia phổ biến nhất về kháng kháng sinh, trong bối cảnh giải pháp còn hạn chế.

Kháng kháng sinh nguy hiểm như thế nào?

Cuộc chiến lớn giữa với vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng trở nên khó khăn
Cuộc chiến lớn giữa với vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng trở nên khó khăn

Kháng sinh là các loại thuốc được con người phát minh để chống lại khả năng phát triển, sinh sôi và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mỗi loại kháng sinh có một “phổ tác dụng” khác nhau và thường hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn nhất định.

Tuy nhiên, trong một thập kỷ trở lại đây, nhiều loại vi khuẩn đã phát triển các biện pháp để chống lại tác dụng của nhiều loại kháng sinh, dẫn tới tinh trạng kháng sinh trước đây sử dụng có hiệu quả nhưng hiện nay không còn hiệu quả trên các loại vi khuẩn gây bệnh nữa. Các chủng vi khuẩn đã chống lại được tác dụng của kháng sinh được gọi là vi khuẩn kháng kháng sinh.

Mức độ nguy hiểm của kháng kháng sinh đã được các nhà khoa học cảnh báo từ lâu. Khi vi khuẩn đã trở nên kháng với các tất cả các loại kháng sinh, người bệnh có thể chết vì những nhiễm trùng thông thường, ngay cả một vết thương nhỏ, nhiễm trùng hô hấp nhẹ cũng có thể lấy đi tính mạng của một người khỏe mạnh. Một báo cáo mới đây công bố trên tạp chí PLoS Med. Tháng 11 năm 2016 nhận định, tới năm 2050, có khoảng 10 triệu người chết mỗi năm vì kháng kháng sinh nếu thế giới không ngăn chặn được tình trạng này.

Kháng kháng sinh tại Việt Nam đáng báo động

Việt Nam đã tham gia tuần lễ chống kháng kháng sinh
Việt Nam đã tham gia tuần lễ chống kháng kháng sinh

Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sự dễ dãi của các bậc phụ huynh khi coi kháng sinh như một loại “thần dược” trị bách bệnh. Rất nhiều phụ huynh ở cả nông thôn và thành thị đang trị các bệnh lý thông thường cho con như viêm họng, hắt hơi, sổ mũi bằng kháng sinh mà không biết, vì chủ yếu họ tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc mà không có sự tham vấn của bác sỹ chuyên khoa.

Giải pháp cấp bách hiện nay

Sử dụng kháng sinh hợp lý là giải pháp hàng đầu trong chống đề kháng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh hợp lý là giải pháp hàng đầu trong chống đề kháng kháng sinh

Các chuyên gia khuyến cáo, với tình trạng kháng kháng sinh gia tăng nhanh như hiện nay, trong khi gần như không có nhóm thuốc kháng sinh nào mới được sáng chế ra trong nhiều năm, không mất quá nhiều thời gian để nhiều loại siêu vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh xuất hiện.

Các giải pháp chính: Chỉ sử dụng kháng sinh được kê đơn (không bao giờ mua kháng sinh mà không có đơn thuốc của bác sỹ); Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm (luôn dùng kháng sinh đủ liều, không chia liều, không uống thuốc quá hạn); Khuyến khích gia đình và bạn bè sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Ly giải vi khuẩn được coi như vaccine đường miệng tại châu Âu
Ly giải vi khuẩn được coi như vaccine đường miệng tại châu Âu

Các giải pháp bổ sung: tuyệt đối không sử dụng các loại thịt được chăn nuôi không đảm bảo có thể tồn dư kháng sinh; phòng tránh các bệnh lý nhiễm trùng phổ biến bằng cách tiêm phòng vaccine và sử dụng hỗn hợp ly giải tế bào vi khuẩn phòng bệnh đặc hiệu.

Hiện nay, ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp được ứng dụng trong phòng chống và hỗ trợ giảm các bệnh nhiễm trùng hô hấp hiệu quả (tới 50% trong mùa bệnh đường hô hấp tại CH Séc). Dạng dùng bằng cách ngậm giúp tăng cường miễn dịch tại chỗ, gia tăng khả năng phòng bệnh đặc hiệu và được coi như một dạng vắc xin đường miệng (oral vaccine) tại châu Âu và nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

DS. Nguyễn Bá Nghĩa

Để tìm hiểu chi tiết về các biện pháp chống kháng kháng sinh và ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp chống bệnh viêm đường hô hấp, độc giả có thể liên hệ 1800 8070 hoặc truy cập https://imunostim.vn/ung-dung-ly-giai-te-bao-vi-khuan-182/