BS.CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM):

1.000 ngày: Dinh dưỡng tối ưu để tạo nền tảng cho con phát triển trọn vẹn

“1.000 ngày vàng” được xem là khoảng thời gian thể chất và trí não của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng đúng trong 1.000 ngày này là cách để bố mẹ đồng hành và hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển thể chất và trí não của bé, tạo nền tảng vững chắc cho con trong tương lai.

Nhưng như thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý, và làm thế nào để giúp trẻ tạo đà phát huy tốt nhất tiềm năng & sự phát triển… vẫn luôn là những thắc mắc thường trực của các bậc làm cha mẹ, nhất là với những người mới sinh con đầu lòng.

Để giải đáp cho bố mẹ những thắc mắc này một cách thiết thực, chúng tôi đã tìm đến bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, để có được những chia sẻ và lời khuyên hữu ích giúp các bậc cha mẹ có lựa chọn thông thái về nguồn dinh dưỡng đáng tin cậy cho trẻ trong giai đoạn cửa sổ cực kỳ quan trọng này.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM sẽ đưa ra nhiều chia sẻ và lời khuyên hữu ích về dinh dưỡng đúng cho 1.000 ngày vàng của bé
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM sẽ đưa ra nhiều chia sẻ và lời khuyên hữu ích về dinh dưỡng đúng cho 1.000 ngày vàng của bé

Thưa bác sĩ, 1.000 ngày đầu đời của trẻ thực sự có vai trò quan trọng như thế nào với sự phát triển của bé trong tương lai?

Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất về mọi mặt. Xét về về mặt thể chất, chỉ trong 1000 ngày đầu đời chiều cao của trẻ đã đạt được 50% chiều cao lúc trưởng thành,về phát triển trí não, bố mẹ có thể hình dung: Trong 1000 ngày đầu đời, não của bé sẽ tăng trưởng với tốc độ cao nhất, đạt 80% trọng lượng não và đến 3 tuổi là đạt 85% của người trưởng thành. Hệ thống miễn dịch, các cơ quan trong cơ thể đều hình thành và phát triển tạo tiền đề giúp bé có sức khỏe tốt… Theo Tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai và 2 năm đầu đời không tốt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạnh...khi trưởng thành.Vì vậy, giai đoạn 1,000 ngày đầu đời này được xem là “cửa sổ cơ hội”, đóng vai trò then chốt trong việc định hình sự phát triển của con trong tương lai. Trong đó, dinh dưỡng là 1 yếu tố tối quan trọng mà cha mẹ cần chú ý để đồng hành, hỗ trợ cho con có sự phát triển tốt nhất về thể chất và trí não.

Dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ và dinh dưỡng cho trẻ trong 2 năm đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
Dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ và dinh dưỡng cho trẻ trong 2 năm đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Tại Việt Nam, vấn đề chú trọng dinh dưỡng trong “1.000 ngày vàng” cũng đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ quan tâm thông qua việc ban hành Chỉ thị về công tác dinh dưỡng trong tình hình mới và nhấn mạnh đến đinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời. Bộ Y tế cũng đã triển khai kế hoạch thực hiệncác giải pháp về việc kết nối dinh dưỡng từ lúc mang thai đến suốt 2 năm đầu đời của bé, nhằm truyền thông đến các bà mẹ và tận dụng tốt hơn khoảng thời gian quý báu này cho sự phát triển tối ưu về thể chất và trí não của trẻ trong tương lai.

Vậy mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cho con như thế nào trong giai đoạn này thưa bác sĩ?

1.000 ngày bắt đầu ngay từ những tháng đầu của thai kỳ và kéo dài đến hết 2 năm đầu đời của bé. Vì vậy, muốn đầu tư dinh dưỡng đúng cho con, mẹ cần phải bắt đầu từ dinh dưỡng thai kỳ bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Sau khi bé chào đời, nguồn dinh dưỡng đáng tin cậy nhất mẹ có thể dành cho con chính là sữa mẹ.Trong giai đoạn sơ sinh, cần nỗ lực cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung cho trẻ đầy đủ mọi dưỡng chất quan trọng trẻ cần. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rằng nếu cơ thể mẹ bị thiếu chất thì lượng sữa được cơ thể mẹ sản sinh ra cũng bị thiếu chất, có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Sau khi bé chào đời, nguồn dinh dưỡng đáng tin cậy nhất mẹ có thể dành cho con chính là sữa mẹ.
Sau khi bé chào đời, nguồn dinh dưỡng đáng tin cậy nhất mẹ có thể dành cho con chính là sữa mẹ.

Khi trẻ đã cứng cáp hơn, mẹ cần tiếp tục quan tâm, chọn lựa những thực phẩm bổ sung có chứa nguồn dưỡng chất đáng tin cậy, cung cấp cho bé đầy đủ các chất cần thiết, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, giúp tiêu hóa tốt. Từ đó, trẻ sẽ tăng khả năng quan sát, học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới từ môi trường xung quanh.

Thưa bác sỹ, vì nhiều lý do cơ thể mẹ có thể bị mất sữa, ít sữa… thì có thể xin sữa từ các mẹ khác cho con được không?

Nguồn sữa mẹ vốn dĩ đã là một nguồn dưỡng chất quý báu với trẻ. Nếu do điều kiện sức khoẻ, công việc mà mẹ không thể duy trì nguồn sữa cho con, có thể xem xét đến giải pháp là xin sữa từ những người mẹ khác cho con mình với mong muốn con vẫn được chăm sóc hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trước khi thực hiện các mẹ cần lưu ý là chế độ ăn, cơ địa, sức khoẻ của các mẹ khác nhau nên hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng sẽ không thể đồng đều như nhau được. Đơn cử như việc mẹ sinh thường thì trữ lượng sắt trong cơ thể vẫn tương đối đầy đủ, nhưng nếu mẹ sinh mổ thì “kho” sắt sẽ bị hao hụt, dẫn đến nguồn sữa mẹ cũng sẽ ít sắt so với mức thông thường. Nếu người mẹ cho sữa bị mắc một số bệnh lý có thể lây truyền qua sữa mẹ như viêm gan siêu vi B thì lúc này sữa mẹ lại là mối nguy với sức khỏe của con mình.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của mẹ
Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của mẹ

Vì vậy, nếu mẹ có ý định xin sữa từ những người mẹ khác thì cần biết về sức khoẻ của người mẹ cho sữa để đảm bảo sức khỏe cho con và ngăn ngừa bệnh lý lây truyền.

Thưa bác sĩ, như vậy bên cạnh nguồn sữa mẹ quý báu, làm cách nào để chọn được nguồn dinh dưỡng đáng tin cậy, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho bé trong 1.000 ngày vàng này ở những giai đoạn khi bé đã ăn dặm, cai sữa, tập đi…?

Trước hết, bà mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và chính xác về dinh dưỡng trong 1.000 ngày vàng.

Thực tế cho đến nay, nhiều bà mẹ vẫn nhầm 1.000 ngày vàng là 3 năm sau khi bé chào đời, trong khi đúng ra là phải tính từ suốt thai kỳ đến lúc trẻ tròn 2 tuổi, đây chính là lý do cần chăm sóc dinh dưỡng từ trong thai kỳ. Nếu mẹ chú trọng dinh dưỡng của bản thân trong thai kỳ, bổ sung cho mình những ly sữa bầu với các chất quan trọng như GA-connex (một dưỡng chất kết nối các tế bào thần kinh của não), bé sẽ được hưởng lợi từ chính những ngày đầu tiên trong bụng mẹ của “1.000 ngày vàng” đó.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi tùy theo tuổi của trẻ, thông thường tuổi càng lớn bé càng cần nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Ví dụ nhu cầu sắt của trẻ ở 9-12 tháng sẽ khác so với trẻ 18 tháng hoặc 24 tháng. Mẹ cần cập nhật cho mình những kiến thức này, thông qua các website tin cậy hoặc các chương trình truyền thông của trung tâm dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa để từ đó có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé.


Khi bé cai sữa, mẹ hãy lưu ý chọn nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy

Khi bé cai sữa, mẹ hãy lưu ý chọn nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy

Các ông bố bà mẹ cần đặc biệt chú trọng đến chọn lựa thực phẩm và cách chế biến thức ăn bổ sung giàu dinh dưỡng khi trẻ bước vào lứa tuổi ăn dặm. Cụ thể, mẹ hãy lưu ý chọn nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy, thuần khiết, giàu dưỡng chất, đảm bảo được sản xuất với dây chuyền khép kín nghiêm ngặt, giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Đó là một sự “tiếp nối” tuyệt vời từ giai đoạn mang thai đến khi trẻ 2 tuổi, mẹ cần trang bị cho con yêu nền tảng dinh dưỡng đáng tin cậy và xuyêt suốt, hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu về trí não và thể chất trong giai đoạn 1000 ngày vàng.

* Xin cảm ơn bác sĩ!