1. Dòng sự kiện:
  2. Đại án Vạn Thịnh Phát

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố tòa cưỡng ép ly hôn

(Dân trí) - Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng tại tòa bà đã quyết định rút đơn ly hôn. Việc bà Thảo rút đơn ly hôn đáng lẽ tòa phải ra quyết định đình chỉ vụ án cho gia đình bà về đoàn tụ nhưng HĐXX vẫn bất chấp pháp luật cưỡng ép ly hôn.

Ngày 12/4, TAND TPHCM đang hoàn tất hồ sơ vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo để chuyển lên tòa cấp trên.

Trước đó, ngày 5/4, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Trong đơn kháng cáo, bà cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng.

Theo bà Thảo, tại tòa, bà có quyết định rút đơn ly hôn. Đây là vụ án ly hôn, pháp luật không có quyền quyết định về phần hôn nhân, khi bà Thảo rút đơn thì HĐXX phải có quyết định đình chỉ vụ án.Thế nhưng, HĐXX vẫn cưỡng ép ly hôn không cho gia đình bà đoàn tụ.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố tòa cưỡng ép ly hôn - 1

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố tòa ép mình phải ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Bên cạnh đó, bản án sơ thẩm nêu tài sản chung là cổ phần và phần góp vốn trong Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Vì thế, việc định giá cổ phần và phần vốn góp là bắt buộc. Nhưng HĐXX không tiến hành định giá.

Tương tự, bà Thảo khẳng định tòa án chia tài sản xuất hiện trong quá khứ mà không thực hiện thủ tục tố tụng. Đơn cử, ông Vũ rút yêu cầu phản tố liên quan đến khối tài sản trị giá hơn 1.700 tỉ đồng. Dù thế, thẩm phán chưa tiến hành kiểm tra, đối chiếu, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải theo Điều 200 và 205, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015… Thậm chỉ HĐXX còn nhầm lẫn 1.000 lượng vàng thành 10.000 lượng vàng. Bên cạnh đó, bà Thảo cho rằng cấp sơ thẩm chưa xem xét đánh giá đúng sự đóng góp của bà trong sự hình thành và phát triển Trung Nguyên.

Chưa kể, bà Thảo khẳng định cơ quan xét xử sơ thẩm cố ý làm trái Điều 64, Luật Hôn nhân gia đình. Luật quy định vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Bà Thảo cho rằng với quy định này, bà đương nhiên được nhận số cổ phần bà đứng tên sở hữu trong Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Thế nhưng, HĐXX cố ý làm trái, đẩy bà ra khỏi tập đoàn.

Cấp sơ thẩm dựa vào các tài liệu mà người đại diện của ông Vũ cung cấp để khẳng định ông Vũ hoàn toàn minh mẫn, tuy nhiên bà Thảo cho rằng những tài liệu phía ông Vũ cung cấp không phải kết quả giám định được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có dấu hiệu làm giả từ chữ ký tới nội dung.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố tòa cưỡng ép ly hôn - 2

Bà Thảo cũng tố cáo chủ tọa Nguyễn Văn Xuân có hành vi và cố ý thực hiện đến cùng việc tước đoạt cổ phần và phần góp vốn do bà đứng tên.

Ngoài ra, bà Thảo cũng tố cáo chủ tọa Nguyễn Văn Xuân có hành vi và cố ý thực hiện đến cùng việc tước đoạt cổ phần và phần góp vốn do bà đứng tên.

Về phía ông Vũ cũng có kháng cáo không đồng ý tỉ lệ chia như phán quyết của tòa sơ thẩm. Ông kiên quyết yêu cầu tòa phải chia các tài sản tranh chấp là cổ phần Trung Nguyên theo tỉ lệ ông sở hữu 70%, bà Thảo 30%  đối với phần vốn góp trong 7 công ty thuộc Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên và tổng số tiền bà Thảo giữ tại 3 ngân hàng. Qua đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo gần 449 tỉ đồng. Theo ông Vũ cấp sơ thẩm chưa xem xét, đánh giá toàn bộ công sức, sự đóng góp của ông đối với Trung Nguyên.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Tấn - Phó Viện trưởng Viện KSND TPHCM, đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu TAND cấp cao tại TPHCM hủy tòa bộ bản án. Trong kháng nghị nêu rõ ra hàng loạt vi phạm của bản an sơ thẩm.

Xuân Duy