Sau một giờ đồng hồ "tắt điện", bạn sẽ là gì?

(Dân trí) - Trong sự kiện của Giờ trái đất xanh 2014 tối 29/3, chúng ta thấy một tinh thần sôi sục khắp nơi nhằm chống lại biến đổi khí hậu, vì môi trường sống. Nhưng điều quan trọng hơn là sau một giờ đồng hồ đó, sẽ là gì?

Tại TPHCM, 7.000 tình nguyện viên, thanh niên đồng loạt nhảy Fashmob – Bước nhảy xanh trong tối 29/3. Đồng thời, nhiều tình nguyện viên tiếp tục giơ cao khẩu hiệu tắt máy xe khi dừng đèn đỏ trên 20 giây.

Các bạn trẻ với khẩu hiệu trên 20 giây, hãy tắt máy xe. 
Các bạn trẻ với khẩu hiệu trên 20 giây, hãy tắt máy xe. 

Trước sự kiện chính, từ ngày 15/3, nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất xanh đã được các bạn trẻ thực hiện. Như đạp xe diễu hành tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; đến các ngã tư kêu gọi người dân tắt máy xe 20 giây cho Giờ Trái đất xanh, họ tạo ra các sản phẩm thủ công tái chế mang tính thẩm mỹ cao từ các nguyên liệu vô cơ, như khung ảnh, móc khóa, thú nhồi bông..

Công trình Mua sản phẩm xanh - Xây trường học sinh thái, tổ chức thu - đổi vỏ hộp sữa, bóng đèn tiêu hao nhiều năng lượng, nhựa các loại; "Mái trường sinh thái" tại trường Tiểu học Mỹ Huề huyện Hóc Môn, thay tấm tôn cũ bằng tấm lợp sinh thái, loại tôn này có nguồn nguyên liệu sản xuất chính từ vỏ hộp sữa đã sử dụng được các bạn thu gom.

Một không khí sôi sục vì môi trường trong các bạn trẻ hưởng ứng Giờ trái đất xanh 2014.

Một không khí sôi sục vì môi trường trong các bạn trẻ hưởng ứng Giờ trái đất xanh 2014.
Một không khí sôi sục vì môi trường trong các bạn trẻ hưởng ứng Giờ trái đất xanh 2014. 

Một không khí sôi sục diễn ra ở khắp nơi, không chỉ ở Hà Nội, TPHCM mà khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các bạn thật sự dốc sức để mang đến lời cảnh tỉnh và nâng cao ý thức về môi trường đến cộng đồng. Nhất là khi môi trường không còn là chuyện của riêng ai. Việt Nam – nơi chúng ta đang sống – là quốc gia nằm trong top 10 nước có môi trường ô nhiễm nhất thế giới (theo công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012).

Không cần đến những nghiên cứu ở thế giới thì chúng ta vẫn có thể thấy môi trường sống bị đe dọa từng ngày khi đất nước có trên 90 triệu người dân với 37 triệu chiếc xe mô tô, xe máy, 2 triệu chiếc ô tô; lượng xi măng, than, thép, dầu khí được sản xuất và đưa vào sử dụng hàng năm đều tăng vọt.

4% tổng số người dân bị mắc các bệnh đường hô hấp chủ yếu do ô nhiễm không khí; hầu hết (gần 75%) những người làm việc trong các ngành mỏ, xây dựng, luyện kim… mắc bệnh bụi phổi. Các thành phố lớn hàng ngày phải đỏ ra tiền tỉ do thiệt hại kinh tế, điều trị bệnh do ô nhiễm môi trường mà ra.

Và không cần đến những con số từ nghiên cứu hay khảo sát nào, mỗi người chúng ta thấy rõ hơn ai hết hậu quả của ô nhiễm môi trường. Thời tiết thay đổi thất thường, ra đường ai cũng trùm mặt kín mít …

Giai đoạn 2014 – 2016, chiến dịch Giờ trái đất trên thế giới có tên gọi mới là Giờ trái đất xanh với mục đích cũng thay đổi. Hoạt động của chiến dịch không dừng lại ở con số tiết kiệm năng lượng hay số bài đọc trên Internet mà quan trọng hơn hết là tầm nhận thức được nâng cao của mọi người.

Những ước nguyện trong Giờ trái đất cần được thể hiện bằng những hành động vì môi trường sống.
Những ước nguyện trong Giờ trái đất cần được thể hiện bằng những hành động vì môi trường sống. 

Giờ trái đất không phải là một giờ để hay sôi sục, một ngày hội, ngày vui chơi để rồi nằm im chờ năm sau tiếp tục đến ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 năm sau. Chúng ta đổ không ít công sức, tiền bạc cho giờ bình yên này. Công sức đó chỉ gặp được kết quả khi giờ trái đất phải tiếp diễn từng giây, từng phút, từng ngày quanh năm khi biến những điều chúng ta hô hào thành hành động.

Và khi muốn truyền được thông điệp, hành động tới mọi người, cộng đồng thì chính bạn trẻ phải là người tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Không chỉ bằng những khẩu hiệu, kế hoạch kêu gọi mà bằng những hành động hoàn toàn trong tầm tay như đi xe đạp thay cho xe máy, uống nước từ chai thủy tinh thay cho chai nhựa, hạn chế sử dụng túi nilong, không xả rác, tắt máy xe khi dừng đèn đỏ...

Sau một giờ đồng hồ, sẽ là gì? Câu trả lời nằm ở mỗi chúng ta bằng chính hành vi của mình đối với môi trường sống.

Hoài Nam