Rơi lệ trong đêm "Toả sáng nghị lực Việt"

(Dân trí) - Tối 9/12, tại ĐH Vinh, Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức lễ phát động chương trình "Toả sáng nghị lực Việt".

Tới dự có ông Lê Xuân Đại - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; anh Phan Văn Mãi - Bí thư thường trực T.Ư đoàn, Chủ tịch Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng đông đảo đoàn viên thanh niên và hàng trăm sinh viên đại học Vinh.

Lễ phát động này là hoạt động tiếp nối thành công của chương trình Nick Vujicic tại Việt Nam và thực hiện cuộc vân động "thanh niên sống đẹp - sống có ích" do Hội LHTN Việt Nam phát động nhằm tôn vinh những tấm gương vượt lên số phận, vươn lên có thành tích tốt, đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước.
 
Họ được gọi bằng những cái tên thân thiện "Nick Vujicic Việt Nam". Đó là những học sinh, sinh viên, thầy giáo bị tàn tật bẩm sinh... nhưng bằng nghị lực, sức mạnh của ý chí và niềm tin đã làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống đời thường.
 
Họ thực sự như một "Nick Vujicic" đã làm rạng danh gia đình, dòng họ, xã hội và có ích trong đời sống. Họ sống và cống hiến cho đời những gì có thể...
 

Trong đêm phát động, lãnh đạo các tỉnh, thầy cô giáo và hàng trăm sinh viên đã phải rơi lệ khi lần lượt thầy giáo khuyết tật Lê Hữu Tuấn - vượt lên chính mình để có những lớp dạy miễn phí; hay như tân sinh viên Nguyễn Văn Vọng (ĐH Vinh, bị bãi liệt từ nhỏ) đã vượt qua định kiến của xã hội để trở thành tân sinh viên đầu tiên trong kỳ thi đại học vừa qua tại ĐH Vinh; đáng trân trọng và khâm phục khi nói về em Lê Thị Thắm (học sinh lớp 10A4 - Trường THPT Đông Sơn 1, tỉnh Thanh Hoá) khi bị cụt hai tay.

Nhưng với nghị lực, vượt lên mọi khó khăn Thắm đã dùng chân để viết nên những nét chữ khiến mọi người thán phục và lay động. Nhờ có được ngày hôm nay, chính người thầy không ai khác là Lê Hữu Tuấn. "Em chỉ biết là phải cố gắng, cố gắng hơn nữa, vì ước mơ của em sau này muốn trở thành một kỹ sư tin học. Nhờ những đam mê và thầy Tuấn (Lê Hữu Tuấn) giúp đỡ, giảng dạy nên em mới có được như ngày hôm nay".

Thắm cũng chia sẻ: "Ngay từ những đầu tập viết bằng chân nhiều hôm máu từ bàn chân cứ ứa ra. Còn thầy Tuấn luôn là tấm gương của con, mặc dầu thầy không đi được, nhưng thầy đã cố gắng để vươn lên, con xem thầy như người cha thứ hai của con, là tấm gương để học hỏi".

Trong đêm giao lưu, được gặp gỡ thầy giáo tàn tật không thể đi lại được từ nhỏ Lê Hữu Tuấn (huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) - người đã vươn lên trong cuộc sống, học xong đại học, sau đó được Sở LĐTB&XH Thanh Hóa nhận vào việc, song thầy đã quyết định từ bỏ chốn "kinh kỳ" mà về làm nghề dạy học ở làng quê cho các em đang còn khó khăn nơi mảnh đất xứ Thanh này.

Thầy chia sẻ: "Thuở nhỏ tôi đã bị tật không thể đi lại. Nhưng hiểu được rằng cuộc sống vẫn đầy những người như tôi làm được nhiều điều, công việc có ích cho gia đình, cho xã hội và tôi quyết tâm học và ra trường.
 
Sau đó, tôi được Sở LĐTB&XH Thanh Hóa nhận vào làm việc. Nhưng tôi không làm mà về mở lớp dạy ôn thi cho các em ở quê còn gặp nhiều khó khăn với mong muốn được truyền dạy cho các em bằng tất cả những kiến thức mình có được. Bên cạnh đó nói với các em nhiều về sự vươn lên. Nếu có quyết tâm thành công luôn chờ đợi ta...".

Một số hình ảnh rơi lệ đêm Tỏa sáng nghị lực Việt do PV Dân trí ghi lại:
 
Đoàn viên, thanh niên xem những hình ảnh về Nick Vujicic.
Đoàn viên, thanh niên xem những hình ảnh về Nick Vujicic.
Đoàn viên, thanh niên xem những hình ảnh về Nick Vujicic.
Sinh viên tàn tật Nguyễn Văn Vọng trong đêm giao lưu Tỏa sáng nghị lực Việt em phải nằm trên xe lăn như thế này. Sau khi được báo Dân trí phản ánh về việc thí sinh tàn tật ứng thí, ngày 4/7, PGS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh quyết định nhận em Vọng vào học ngành Công nghệ thông tin tại Trường ĐH Vinh trong kỳ thi đại học vừa qua.

Vọng ước mơ sau này trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin.
Vọng ước mơ sau này trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin.

Vọng ước mơ sau này trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin.
Bà Nguyễn Thị Soa - mẹ Vọng xúc động chân thành cảm ơn lãnh đạo ĐH Vinh đã nhận Vọng vào học tập: “Thế là ước mơ của cháu Vọng nhà tôi trở thành hiện thực. Mẹ con tôi cảm ơn trường ĐH Vinh nhiều lắm. Cảm ơn báo Dân trí đã thông tin về hoàn cảnh sớm của cháu Vọng. Tôi và cháu sẽ cố gắng chặng đường còn lại, dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa”, bà Soa mẹ Vọng tâm sự.

Thầy giáo tàn tật Lê Hữu Tuấn giao lưu cùng MC Quyền Linh.
Thầy giáo tàn tật Lê Hữu Tuấn giao lưu cùng MC Quyền Linh.

Thầy Tuấn hướng dẫn em Lê Thị Thắm cụt hai tay viết bằng chân.
Thầy Tuấn hướng dẫn em Lê Thị Thắm cụt hai tay viết bằng chân.

Thầy Tuấn hướng dẫn em Lê Thị Thắm cụt hai tay viết bằng chân.
Những nét chữ của em viết bằng chân khiến mọi người phải khâm phục. Nhưng để có được thành quả đó, Thắm phải đánh đổi bằng máu ứa từ những kẽ chân.

Tổ ấm hành phúc của thầy Tuấn bên vợ đẹp con ngoan. 
Tổ ấm hành phúc của thầy Tuấn bên vợ đẹp con ngoan. 

Tổ ấm hành phúc của thầy Tuấn bên vợ đẹp con ngoan. 
"Chim cánh cụt" Thắm cùng thầy giáo của mình Lê Hữu Tuấn trong đêm giao lưu đầy xúc động. Em chia sẻ: "Ngay từ những đầu tập viết bằng chân nhiều hôm máu từ bàn chân cứ ứa ra. Thầy Tuấn luôn là tấm gương của con, mặc dầu thầy không đi được, nhưng thầy đã cố gắng để vươn lên, con xem thầy như người cha thứ hai của con, là tấm gương để học hỏi".

Tổ ấm hành phúc của thầy Tuấn bên vợ đẹp con ngoan. 
Trong đêm giao lưu, em Thắm đã viết nên những dòng chữ khiến cho cả hội trường ĐH Vinh xúc động, khen ngợi.

Để có được con chữ đẹp như thế này, không ít lần cầm bút máu đã chảy ra từ khe chân.
Để có được con chữ đẹp như thế này, không ít lần cầm bút máu đã chảy ra từ khe chân.

Để có được con chữ đẹp như thế này, không ít lần cầm bút máu đã chảy ra từ khe chân.
 Lãnh đạo tỉnh Nghệ An, TW Hội LHTN Việt Nam, Trường ĐH Vinh, hàng trăm sinh viên trong đêm giao lưu.
 

Nguyễn Duy