Những điều cần thiết cho một tân sinh viên

Niềm vui đậu đại học còn chưa kịp nguôi, bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước tiến về các thành phố lớn nhập học đang gặp nhiều bỡ ngỡ, thử thách ban đầu như tìm nơi ăn ở, sinh hoạt sao cho thuận tiện với việc học tập; làm quen với điều kiện giao thông đông đúc; lập kế hoạch chi tiêu hợp lý...

Tân sinh viên  sẽ phải làm gì khi bước vào cổng trường đại học? Những mẹo vặt dưới đây được dành riêng cho các bạn.

Lựa chọn nơi ở

Ký túc xá có chi phí thấp, môi trường sinh viên trẻ trung, an ninh tốt, có chỗ vui chơi rèn luyện thể chất và không gian yên tĩnh để tự học. Tuy nhiên khả năng đáp ứng chỗ trọ SV của các trường ĐH, CĐ bị giới hạn nên các bạn phải sớm nộp đơn ở KTX để được xét duyệt cũng như chuẩn bị kỹ năng ứng xử khi sống trong tập thể.

Ở cùng  người thân  sẽ ít phải lo về nhiều vấn đề như  ăn, ở, điện, nước  tuy nhiên bạn sẽ phải lưu ý một số điều để tránh phiền lòng người thân như tôn trọng giờ giấc sinh hoạt, phải biết giúp đỡ công việc nhà, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc học của bạn.

Những điều cần thiết cho một tân sinh viên - 1

Thuê nhà trọ sẽ phù hợp cho bạn nào thích tự do. Bạn có thể làm tất cả mọi thứ mà không ngại làm phiền ai. Tuy nhiên, giá thuê ngày càng tăng, điều kiện an ninh, tiếng ồn, vệ sinh môi trường cũng như sự thân thiện của hàng xóm sẽ là những yếu tố bạn cần kiểm tra kỹ càng trước khi quyết định thuê.

Lựa chọn nào cũng có mặt tích cực và  hạn chế. Tùy vào điều kiện và  nhu cầu của bản thân mà chúng ta chọn nơi ở phù hợp, nhưng ưu tiên nhất vẫn là có một môi trường tốt cho việc học của bạn.

Tiêu xài hợp lý

Ngoài học phí và tiền trọ cố định thì ăn uống, đi lại và tiêu vặt là các khoản chi phí đáng kể của một sinh viên. Tự nấu ăn và đi học bằng xe bus nếu có thể sẽ tiết kiệm kha khá cho bản thân. Phân biệt rõ giữa CẦN và THÍCH trong mua sắm, hiểu cái mình thật sự cần  khi còn là sinh viên cũng như thói quen ghi lại các khoản chi sẽ giúp bạn rút ra kinh nghiệm cân bằng chi tiêu hàng tháng.

Quản lý tiền bạc

Các khoản chi trong  đời sống sinh viên nếu không được quản lý tốt sẽ luôn khiến bạn ở trong tình trạng “cháy túi”. Vì vậy, hãy kiếm một việc làm thêm ngay khi bạn đã ổn định cuộc sống và bắt đầu tập quản lý tiền bạc bằng việc sử dụng một tài khoản tiền gửi thanh toán. Khi tài khoản tiền gửi thanh toán liên kết với một thẻ rút tiền, bạn hưởng đến ba điều lợi: (1) là không cần giữ tiền mặt trong người, tránh bị rơi mất hoặc bị lừa gạt, cướp giật; (2) là không mất thời gian đến bưu điện điền phiếu thông tin khi nhận hay rút tiền gửi từ gia đình; và (3) là đóng học phí và mua  sắm bằng chuyển khoản sẽ hạn chế việc đi lại không cần thiết tránh kẹt xe, ảnh hưởng sức khỏe do khói bụi và nguy cơ tai nạn giao thông. Như vậy, bạn sẽ làm chủ được thời gian của mình để tập trung cho việc học hoặc làm thêm. Đặc biệt, khi có những khoản tiền làm thêm nho nhỏ, hãy gửi vào tài khoản thanh toán để bạn được hưởng thêm một ít lãi, đừng chê khoản tiền nhỏ mà bỏ qua vì “tích tiểu thành đại”.

Các bạn có thể mở tài khoản thanh toán tại bất kỳ ngân hàng nào nhưng hiện nay ACB đang tung ra gói dịch vụ Tài Khoản/Thẻ Sinh Viên tập trung mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên: không cần ký quỹ, miễn phí gia nhập và quản lý tài khoản 2 năm đầu, miễn phí cấp thẻ, miễn phí giao dịch tại ATM của ACB trong hai năm đầu tiên, đặc biệt giảm tới 50% phí chuyển tiền trong nước. Bên cạnh đó gói dịch vụ Tài Khoản/Thẻ Sinh Viên này vẫn sử dụng các tiện ích khác của một tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường. Ở  độ tuổi 18 năng động, ham học hỏi thì việc sử dụng tài khoản thanh toán sẽ hình thành nên thói quen quản lý tài chính rất cần của một người thành công trong tương lai.

Minh Đức